9 quyển sách hay về nông nghiệp cho bạn những kiến thức bổ ích

9 quyển sách hay về nông nghiệp là nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những ai quan tâm hay đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ

Người nông dân châu thổ Bắc kỳ là một tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về châu thổ sông Hồng, một châu thổ vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam.

Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp, phân tích cặn kẽ về đất và người Bắc bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và sự vận động của dân số, nông nghiệp, công nghiệp làng xã… Mặc dù được xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, sau hơn 80 năm, nó vẫn mang tính thời sự.

Đổi Mới Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam – Bối Cảnh, Nhu Cầu Và Triển Vọng

Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 6 chương chính, không chỉ tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, mà còn đề cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Đổi Mới Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam – Bối Cảnh, Nhu Cầu Và Triển Vọng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm

“Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm” là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.

Gieo Mầm Trên Sa Mạc

Nếu cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” tập trung vào cách làm nông tự nhiên, thì “Gieo mầm trong sa mạc” lại thể hiện quan điểm, kế hoạch tái lập thảm thực vật cho các sa mạc trên thế giới.

Trong từng trang sách, ông thảo luận về thuyết tiến hóa của Darwin, hạt giống lai, gen trội, gen lặn, côn trùng, chăn nuôi, chợ nông dân, cách làm nông hữu cơ đến làm nông tự nhiên…

Fukuoka trăn trở: “Khi nào khu vườn địa đàng ấy mới tưng bừng trở lại?… Tôi nghĩ, chúng ta nên trộn tất cả các giống loài lại với nhau, đem rải chúng khắp nơi trên thế giới, không cần bận tâm tới sự phân bố bất đồng đều của chúng. Như vậy chúng ta sẽ cung cấp cho tự nhiên nguyên một bộ gen, để nó thiết lập lại cân bằng với những điều kiện hiện tại. Tôi gọi việc này là sáng thế lần thứ hai”.

Con Đường Thoát Hạn

Không giống như Việt Nam, Israel không sở hữu nguồn tài nguyên nước dồi dào và hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú – mà ngược lại, có tới 60% diện tích là hoang mạc, lại bị bao vây ba bề bốn bên bởi những quốc gia thù địch. Thế nhưng, người Israel đã tìm ra cách tự “sản xuất” ra nước thông qua những biện pháp sáng tạo và liều lĩnh. Đó là Nước sạch được khử mặn từ nước biển, là nước lợ đã qua một hệ thống lọc phức tạp, thậm chí là nước thải sinh hoạt (nước cống) được xử lý tinh vi để có thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp hay cho những mục đích sinh hoạt thông thường khác… Năm 2013, người Israel đã tuyên bố : nguồn nước của họ không còn phụ thuộc vào thiên nhiên nữa ! Nước chính là cứu cánh, là phép màu mở ra cánh cửa nông nghiệp, kinh tế, ngoại giao cho Israel. Israel hiện sản xuất nước dư thừa cho nhu cầu nội tại và còn xuất khẩu đều đặn 24/7 sang cho các nước láng giềng, Palestine và Jordan, là vũ khí hòa bình của Israel cho tình trạng đối đầu Iran-Israel, Israel-Trung Quốc và một số các quốc gia khác, trở thành một « ngành kinh doanh toàn cầu », đòn bẩy cho kinh tế Israel phát triển.

Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả sinh động cách mà Israel đã vượt qua các cuộc khủng hoảng nước của riêng mình, biến bất lợi thành lợi thế, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, cuốn sách kể về cả một lịch sử và hành trình thần kỳ của Israel trong hành trình chinh phục thiên nhiên, mang đến cho bạn những góc nhìn bao quát, một tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước đầy trí tuệ.

Tâm Tình Với Đất Mẹ

Trong những năm qua, với hàng loạt tác phẩm như Thả một bè lau, Đường xưa mây trắng, Bông hồng cài áo, Hạnh phúc mộng và thực, Nẻo về của ý…, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa người đọc đến với một thế giới mà ở đó cảm xúc thiền luôn thấm đẫm, giúp người đọc có cơ hội lắng mình lại, để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ. Nối tiếp mạch cảm xúc đó, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News đã cho ra mắt tác phẩm Tâm tình với Đất Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do NXB Hồng Đức ấn hành.

Với tác phẩm lần này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến một góc nhìn đặc biệt về môi trường sống của con người, về trách nhiệm của con người trong mối tương quan với Trái đất mà ông gọi bằng một cái tên rất trìu mến – mẹ Đất. Trong góc nhìn này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra vũ trụ là một quần thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó ông gọi là mẹ Đất, cha Mặt trời, dì Trăng.

Chính từ mối liên hệ mật thiết giữa các hành tinh trong vũ trụ đã tạo ra môi trường sống đầy bao dung, ấm áp cho muôn loài. Ông chỉ ra: “Sở dĩ chim chóc vẫn được cái hạnh phúc trở về với mây trời thênh thang, sở dĩ hươu nai vẫn có cái thích thú chạy nhảy ở đồng quê, đó là nhờ khả năng đùm bọc và che chở của Mẹ. Mẹ đã tiếp thu, đã gặt hái ánh sáng của Cha một cách khéo léo để nuôi dưỡng đàn con của Mẹ và làm cho Mẹ xinh đẹp hơn từ gần một tỷ năm nay”.

Câu Chuyện Khu Vườn Findhorn

Một năng lượng tỏa ra tràn ngập và giúp mọi sự sống phát triển hơn. Trong khi năng lượng này có thể giao tiếp với chúng ta qua cây cối, các tinh thần thiên nhiên hay những con người mà chúng ta đang cùng chia sẻ cuộc sống trên hành tinh này, tất cả là những phản chiếu của một hiện thực sâu sắc hơn ở đằng sau và bên trong chúng. Bí ẩn này đã trở thành hiện thực tại khu vườn Findhorn, không chỉ để cho chúng ta thấy một hình thức tâm linh mới mà còn để cho chúng ta có một cái nhìn mới về cuộc sống, một tầm nhìn của sự hợp nhất. Về cơ bản, các tinh thần cây và các tinh thần thiên nhiên là những khía cạnh của chính bản thân chúng ta, dẫn dắt chúng ta về với bản sắc thật sự của mình, thực tại thần thánh bên trong. Câu chuyện của khu vườn là sự ngợi ca của cuộc sống này trong vô vàn hình thái. Mong cho niềm vui của chúng ta khi tham gia vào buổi lễ này sẽ khắc sâu thêm cam kết bộc lộ vẻ đẹp toàn diện của chúng ta và của mọi sự sống quanh ta.

Hoạch định phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Một quyển sách đưa ra bức tranh nông nghiệp Việt Nam – những mảng sáng và tồn đọng, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho các địa phương, cung ứng một số giải pháp về thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản và công nghệ ứng dụng.

Những bài học từ thiên nhiên

Trong nông nghiệp, có nhiều kiến thức chúng ta cần tìm hiểu sâu kỹ như đất và nước, tại sao các loài sâu hại và dịch bệnh lại xuất hiện, lạm dụng hóa chất có tác động xấu đến quy trình nông nghiệp như thế nào, nông nghiệp sinh thái là gì… Những câu hỏi này sẽ được lý giải một cách cụ thể và rõ ràng trong cuốn “Những bài học từ thiên nhiên” (Lessons from Nature) của tác giả Shimpei Murakami.

Theo đó, Shimpei Murakami kêu gọi người nông dân chuyển hướng canh tác hóa học sang canh tác sinh thái thuận tự nhiên. Ông từng đi và quan sát thực tế tại nhiều vùng nhiệt đới như Bangladesh, Nhật Bản… để đúc kết ra những kiến thức bổ ích về nông nghiệp sinh thái.

“Những bài học từ thiên nhiên” (Lessons from Nature) được viết nhằm hai mục đích: giúp cho dân chúng hiểu nông nghiệp là thế nào theo quan điểm tự nhiên, và chia sẻ kinh nghiệm của tác giả trong thực hành nông nghiệp sinh thái tại vùng Bangladesh. Những kinh nghiệm lao động của Murakami ở Nhật Bản và 3 năm ở trại sinh thái Proshika được đưa vào cuốn sách làm minh chứng thực tế. Đồng thời, ông cũng giải thích tỉ mỉ các nguyên lý sinh thái trong từng biện pháp.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 quyển sách hay về chấn thương chỉnh hình xứng đáng học tập và tham khảo 5 quyển sách hay về chấn thương chỉnh hình cho bạn đọc cái nhìn chân thực, đa chiều nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh lý chấn thương…
Sách hay nhất của Đỗ Nhật Nam Sách của Đỗ Nhật Nam vui tươi, trong sáng và chân thật như chính em. Đó là chuyện học ngoại ngữ, chuyện tuổi thơ, chuyện bố mẹ,..tất cả hiện…
7 cuốn sách tâm lý học nhân cách đầy giá trị thực tiễn 7 cuốn sách tâm lý học nhân cách trình bày những đặc tính khác biệt của từng loại nhân cách, giải thích cách chúng mang lại lợi thế trong…
Back to top button