9 quyển sách hay về Nho giáo xứng đáng tìm đọc

9 quyển sách hay về Nho giáo trình cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về cơ sở của hệ tư tưởng này đồng thời chỉ cho chúng ta một cách sống hạnh phúc theo đúng nhu cầu tinh thần của mình.

Dẫn Luận Về Nho Giáo

Cuốn sách này đặt trọng tâm vào sự hiểu biết về nền văn minh Trung Hoa thông qua Nho giáo. Xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ 6 trước Công nguyên, những giáo huấn của Khổng Tử đã thống trị xã hội, nền chính trị, kinh tế và đạo đức Trung Hoa trên 26 thế kỷ qua. Là một dịch giả linh động với các văn bản cổ điển, một nhà nghiên cứu sâu sắc, Daniel K. Gardner đã cung cấp cho chúng ta một khái quát tuyệt vời về tư tưởng và hành động thực tiễn của Nho giáo.

Trong sách Dẫn luận về Nho giáo, Gardner khám phá những ý tưởng lớn của truyền thống Khổng học, cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của nó trong đời sống Trung Hoa, và tập trung vào hai câu hỏi triết học quan trọng nhất:

  • Điều gì tạo nên một con người tử tế?
  • Điều gì lập nên một chính quyền tốt?

Nho Giáo – Trần Trọng Kim

Nho giáo của Trần Trọng Kim là một trong những bộ sách đầu tiên ở Việt Nam thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và những ảnh hưởng lớn lao của nó đến đời sống văn hóa Việt Nam. Không giấu giếm niềm ngưỡng mộ đối với một học thuyết từng là bệ đỡ tinh thần cho nhiều dân tộc Á Đông suốt hàng nghìn năm, Trần Trọng Kim đã tổng thuật và chứng minh tính hoàn chỉnh của một hệ thống triết học ở Nho giáo. Bằng phương pháp làm việc cẩn chỉ và nghiêm túc, Trần Trọng Kim đã đứng vững trên tư cách một nhà khoa học để thăm dò, miêu tả học thuyết phức tạp này, kể từ thời điểm nó ra đời, qua quá trình phái sinh, mở rộng bởi vô số học phái ở nhiều thời kỳ khác nhau, cho đến khi nó suy tàn vào đầu thế kỷ XX. Với việc cung cấp lượng tri thức uyên bác, khả tín, và bằng một văn phong giản dị, kết cấu mạch lạc, bộ sách của Lệ Thần Trần Trọng Kim là một công trình khảo cứu quyền uy và được tham khảo rộng rãi trong các nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam.

Ngày nay, những tranh luận về Nho giáo vẫn chưa khi nào bớt gay gắt và quyết liệt. Nhưng, dù khen hay chê Nho giáo, thì công trình của Trần Trọng Kim vẫn xứng đáng là cuốn sách nhập môn cho tất cả những ai muốn đi sâu và xa hơn để tìm hiểu học thuyết này.

Đàm Đạo Với Khổng Tử

Khổng Tử được suy tôn là nhà sáng lập Nho giáo – thường được người Trung Quốc thời đó tin theo như một tôn giáo – đồng thời Khổng Tử cũng được thế giới ngày nay biết đến như một giảng sư và triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỉ, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng những triết lí của Khổng Tử lúc sinh thời vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích và muốn tìm hiểu.

“Đàm đạo với Khổng Tử” là những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.

Khổng Tử Tinh Hoa

Khổng Tử và học thuyết Nho gia có ảnh hưởng rất lớn đối với các nền văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ trí thức Việt Nam đã tiếp thu và ứng dụng triết lý của ông. Còn ngày nay, sự minh triết trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp gì cho chúng ta khi đối diện với vô số vấn đề của cuộc sống hiện đại?

Vu Đan, với niềm say mê và am hiểu về Khổng Tử cộng với tầm nhìn của một nhà nghiên cứu thông thái, đã làm cho mọi người sững sờ khi vén mở những bí mật ẩn chứa trong tư tưởng Khổng Tử. Đó là những bí mật có thể giúp ta đứng vững trong thực tại, hiểu được thế giới sôi động mà chúng ta đang sống, giúp ta tận hưởng một cuộc đời phong phú và trọn vẹn.

Giản dị, trực tiếp và hứng khởi, bà gạt bỏ cách tiếp cận sùng kính của các học giả khác và cho thấy những chân lý mà Khổng Tử giới thiệu với chúng ta luôn là những chân lý dễ nắm bắt nhất, chỉ cho chúng ta một cách sống hạnh phúc theo đúng nhu cầu tinh thần của mình.

Tứ Thư Bình Giải

Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn “tam sao thất bản”. Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh.

Là một bậc thầy thuộc thế hệ đi trước, nay đã bước sang độ tuổi cổ lai hy, soạn giả Lý Minh Tuấn đã biên soạn công trình này với tấm lòng yêu người thương đời rất đáng trân trọng của một nhà giáo dục đã nhiều năm đứng trên bục giảng.

Cửa Khổng

Cuốn sách đã đưa ra những kiến giải mới mẻ và tiến bộ về triết lí Nho giáo mà trước nay ở Việt Nam người ta chỉ gọi học thuyết này là Nho học hoặc Khổng học. Ông cho rằng, triết lí là một nỗ lực tinh thần để con người thoát khỏi tình trạng vong thân và thâu hồi lại quyền tự chủ của mình trước các thế lực thần quyền cũng như thế quyền ở bên ngoài. Triết lí Nho giáo đã đạt được mục đích là giải quyết được những vấn đề căn bản trên, vì vậy nó là một nền triết lí nhân bản tâm linh trung thực nhất.

Trách Nhiệm Xã Hội Của Nho Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam Và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong vùng tiếp xúc với văn hóa Hán, đều chịu ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo trong lịch sử. Nho giáo tuy xuất phát từ Trung Quốc sau đó truyền bá tới Việt Nam và Hàn Quốc, song Nho giáo của Việt Nam và Nho giáo của Hàn Quốc ngoài những điểm tương đồng, cũng có những điểm khác biệt. Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt này, chúng ta càng có thêm cơ sở để chia sẻ những nét văn hóa chung của nhau. Hơn nữa đây còn là cơ hội để khám phá những nét đặc thù dân tộc, bản sắc văn hóa của mỗi nước.

Nho giáo không chỉ có vai trò trong quá khứ của Việt Nam và Hàn Quốc, mà hiện nay, nó còn có nhiều ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, lối sống, nếp suy nghĩ của người dân hai nước. Nắm được những mặt tích cực của Nho giáo để phát huy cũng như tìm ra những hạn chế của nó để khắc phục là một yêu cầu đối với các nhà khoa học trong việc tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề bức thiết của xã hội hiện nay. Trên tinh thần đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Nho giáo thuộc trường Đại học Chungnam, Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế theo Dự án nghiên cứu Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc. Cuốn sách Trách nhiệm xã hội của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc là một phần kết quả của Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 2013. Nội dung của cuốn sách đã tập hợp bài viết của các học giả Việt Nam và Hàn Quốc tại Hội thảo và được chia thành ba phần:

  • Phần 1. Nho giáo Việt Nam và vấn đề trách nhiệm xã hội: Một số vấn đề lý luận chung.
  • Phần 2. Vấn đề trách nhiệm xã hội trong tư tưởng các nhà Nho Việt Nam.
  • Phần 3. Vấn đề trách nhiệm xã hội trong tư tưởng các nhà Nho Hàn Quốc.

Nho Giáo Trung Quốc

Nho Giáo là một tông bản địa sản sinh ra đã vài ngàn năm trên đất Trung Quốc. Đây còn là một tôn giáo hợp nhất cao độ giữa chính trị và tông giáo thành một thể thống nhất: Hoàng đế kiêm nghiệm chức giáo hoàng, hoặc ngược lại giáo hoàng kiêm nghiệm chức hoàng đế. Thần quyền và chính quyền dung hợp với nhau làm một.

Nho giáo là tông giáo đặc hữu của Trung Hoa, hễ dân tộc nào đã sống trên vùng đất xưa cũ này, bao gồm từ tộc Hán cho đến các dân tộc thiểu số khác như Liêu, Kim, Nguyên, Tây hạ và Thanh, vương triều thời đại nào cũng coi Nho giáo là quốc giáo và Khổng Tử là giáo chủ.

Nho, Phật, Đạo là 3 tông giáo truyền thống cổ đại. Duy chỉ có Nho giáo lợi dụng kết hợp với chính trị để trở thành quốc giáo.

Để tìm hiểu sâu hơn về tông giáo này Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin cho xuất bản cuốn sách “Nho Giáo Trung Quốc”. Thuận theo quá trình phát triển của Nho giáo, sách được chia làm các giai đoạn như sau:

1. Thời kỳ trước khi có Nho giáo = Trước thời Tần, Hán

2. Thời kỳ chuẩn bị của Nho giáo = Hai đời Hán (Đông và Tây Hán)

3. Thời kỳ tam giáo = Ngụy Tấn – Tùy Đường

4. Thời kỳ Nho giáo hình thành = Bắc Tống với Trương Tải và hai anh em Trình Đạo, Trình Di.

5. Thời kỳ Nho giáo hoàn thành – Nam Tống với Chu Hi

6. Thời kỳ Nho giáo ngưng kết = Minh và Thanh

Đạo Hiếu Trong Nho Gia

Đạo Hiếu Trong Nho Gia trình bày nguyên văn tác phẩm chính của Nho giáo về đạo Hiếu – “Hiếu Kinh”. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về cơ sở của hệ tư tưởng, những lời răn dạy về chữ “hiếu” đối với nhiều đối tượng xã hội khác nhau cũng như ảnh hưởng, tác động của đạo Hiếu trong Nho gia đối với đời sống tinh thần của một số nước láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 cuốn sách hay về người An Nam đầy giá trị lịch sử 9 cuốn sách hay về người An Nam giúp bạn đọc có thêm tư liệu về đặc điểm, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa của người An Nam…
5 quyển sách hay về chăn nuôi lợn cho độc giả những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết 5 quyển sách hay về chăn nuôi lợn cung cấp những kiến thức cần thiết về kỹ thuật nuôi lợn, từ khâu xem xét ngoại hình, chọn giống lợn…
7 quyển sách hay về phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả 7 quyển sách hay về phong cách làm việc giúp bạn tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhất để đạt được tối đa kết…
Back to top button