9 quyển sách hay về nguồn gốc Phật Giáo cung cấp thông tin khái quát và chuẩn mực

Với những thông tin khái quát và chuẩn mực, 9 quyển sách hay về nguồn gốc Phật Giáo này là tài liệu tham khảo quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của Phật giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Đức Phật – Cuộc Đời Và Giáo Huấn

Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng nà vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.

Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.

Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính Đức Phật 9 khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức

Nghĩa thứ hai của budh là nhận ra và chú ý. Một vị Phật là người nhận ra cái giả là cái giả, và đã mở mắt ra để thấy cái thật là cái thật. Nhận chân cái giả là khởi đầu Đức Phật 11 để hiểu chân lý. Chỉ khi bạn thấy cái giả là giả, bạn mới có thể nhận rõ chân lý là gì. Bạn không thể tiếp tục sống trong ảo giác, bạn không thể tiếp tục sống trong những đức tin của mình, bạn không thể tiếp tục sống trong những định kiến nếu bạn muốn biết chân lý. Cái giả phải được nhận ra là giả. Đó là nghĩa thứ hai của budh, nhận ra cái giả là giả, cái không thật là không thật.

Nghĩa thứ ba của gốc từ budh, trí tuệ, là “biết”, là “hiểu”. Đức Phật biết cái đang diễn ra, ông ấy hiểu cái đang diễn ra, và trong chính sự thấu hiểu đó ông ấy tự do khỏi mọi sự bó buộc. Budh nghĩa là biết theo nghĩa thấu hiểu chứ không theo nghĩa tích lũy kiến thức. Phật không tích lũy kiến thức. Người trí tuệ không quan tâm nhiều đến thông tin hay kiến thức. Người trí tuệ quan tâm nhiều đến khả năng biết. Điều người ấy quan tâm là việc biết chứ không phải kiến thức.

Nghĩa thứ tư là khai sáng và được khai sáng. Đức Phật là ánh sáng, ông ấy đã trở thành ánh sáng. Do ông ấy là ánh sáng, một cách tự nhiên và hiển nhiên, ông ấy chiếu ánh sáng cho những người khác. Ông là sự soi sáng. Bóng tối của ông đã biến mất, ngọn lửa bên trong ông cháy lên rạng ngời. Ngọn lửa không khói. Nó đối lập với bóng tối và sự dốt nát, mù quáng. Đây là nghĩa thứ tư: trở thành ánh sáng, được khai sáng.

Nghĩa thứ năm của budh là thăm dò. Có một độ sâu bên trong bạn, một độ sâu không đáy, và nó phải 24 Osho được thăm dò. Nghĩa thứ năm cũng có thể là thâm nhập, bỏ lại mọi ngăn trở và thâm nhập vào cốt lõi bản thể của bạn…

Lược Sử Phật Giáo

Đây là một tác phẩm biên khảo ra đời khá sớm của cố học giả người Đức Edward Conze. Mặc dù vậy, cho đến nay tập sách vẫn giữ được nhiều tính chất đặc biệt mà các tác phẩm ra đời về sau này chưa thể vượt qua được. Một trong các đặc điểm đó chính là tính khái quát và khách quan của người biên soạn.

Mặc dù bản thân là một Phật tử, Conze vẫn luôn giữ được khoảng cách khách quan cần thiết khi trình bày các vấn đề về lịch sử Phật giáo. Hơn thế nữa, ngay khi đề cập đến các bộ phái khác nhau, ông cũng không bao giờ để cho ngòi bút của mình nghiêng về theo những khuynh hướng tư tưởng mà mình đã chọn. Và đây chính là yếu tố đã tạo được sự tin cậy cần thiết cho một tác phẩm có tính cách sử học như thế này.

Conze cũng tạo được cho tập sách của mình một cấu trúc rất chặt chẽ. Mặc dù với những sự kiện khá dày đặc diễn ra trong hơn 2.500 năm mà chỉ với không đầy 150 trang sách (Anh ngữ), ông đã không làm cho người đọc phải choáng ngợp bởi sự dồn dập của chúng. Bằng một sự liên kết khéo léo, ông đã trình bày tất cả theo một cách khái quát nhất mà vẫn bao hàm được những chi tiết cốt lõi cần thiết nhất.

Nhưng lịch sử phát triển của một tôn giáo, nhất là khi tôn giáo ấy là Phật giáo, không thể chỉ bao gồm những sự kiện, mà điều cần thiết và thậm chí còn quan trọng hơn nữa chính là các khuynh hướng tư tưởng với sự hình thành và phát triển của chúng. Và việc trình bày ngắn gọn những vấn đề vô cùng phức tạp, đa dạng và đôi khi rất trừu tượng này thật không dễ dàng chút nào. Người viết nếu không nắm vững tất cả mọi vấn đề và tuân theo một phương pháp trình bày hết sức khoa học, thì chắc chắn sẽ không tránh được sự lạc lối trong khu rừng tư tưởng đầy bí ẩn của Phật giáo. Conze đã làm được điều khó làm, và thậm chí còn làm rất tốt, khi ông giới thiệu hầu như tất cả những khuynh hướng tư tưởng lớn khác nhau trong Phật giáo, và nêu lên được sự khác biệt cơ bản nhất của chúng..

Tinh Hoa & Sự Phát Triển Của Đạo Phật

Trong Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật, ngoài tính chất bác học, tác giả còn cho ta thấy một khía cạnh sinh động khác. Bằng lối suy nghĩ thâm trầm và chín chắn, tác giả không giới thiệu tư tưởng Phật giáo cổ thời như dẫn ta đi vào một bảo tàng viện. Nhưng, tất cả những sai biệt trong các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, từ tinh hoa đến sự phát triển của nó, đều nói lên khát vọng muôn thuở của con người trước sự thực bi thiết mà con người luôn luôn tìm cách lảng tránh. Chính trên điểm này, tác giả đã chứng tỏ cho ta thấy những mâu thuẫn trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo thực ra không mâu thuẫn gì hết.

Lịch Sử Nhà Phật

Tôn Giáo, chỉ hai chữ mà ẩn chứa quá nhiều sự huyền dịu và chân lý. Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Kito giáo, Tin Lành, Hindu… Mỗi đạo phái đều cố gắng vun trồng chữ Thiện và sự giác ngộ cho con người. Đạo nào cũng có nguồn gốc và lịch sử của mình. Việc tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc đó, không đơn thuần để so sánh đạo nào cao thượng hơn, mà để người đời có cái nhìn một cách chân thực về đạo, bởi đạo xuất thân từ đời mà ra! Tìm hiểu về lịch sử của đạo, cụ thể như ta đang tìm hiểu về lịch sử Phật Giáo qua cuốn sách Lịch Sử Nhà Phật này, là để có sự thông suốt về sự khởi nguồn của chân lý mà đạo Phật đã mang lại cho nhân thế.

Cuốn sách Lịch Sử Nhà Phật kể lại xuất thân của Đức Phật, các đời truyền bá đạo Phật, các tông phái trong đạo; bên cạnh đó, là những triết lý của Đạo thông qua lời giảng của Phật khi còn tại thế; sự phát triển của Đạo Phật trong quá trình đạo được truyền từ Aán Độ đến các nước khác; ảnh hưởng sâu rộng và giá trị to lớn của Đạo Phật trong đời sống của nhân loại từ khi ra đời cho đến nay.

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là một đóng góp đáng kể trong số rất ít công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành vào những năm 70). Đây là một công trình kết hợp được tính vững chắc của phương pháp biên khảo và kiến thức sâu rộng về giáo lý đạo Phật. Tác giả đã trình bày một cách rành mạch và khoa học những dữ kiện lịch sử, phân tích và bình luận những tư tưởng, hệ tư tưởng trong suốt diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận không chỉ hữu ích cho giới nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn có giá trị đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam hay văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của bốn vị giáo sư người Nhật là: SaSaKi KyoGo, TakaSaki JikiDou, INoKuchi TaiJun, TsukaMoto KeiSho hợp tác viết tác phẩm này, với mục đích gợi ý những vấn đề cơ bản về lịch sử Phật giáo Ấn Độ cho những ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực này.

Đây là tác phẩm có sự liên hệ mật thiết với tác phẩm “Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo – Phần Trung Quốc”. Sự ra đời tác phẩm này nhằm mục đích giúp cho người sơ học nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ, cho nên bốn vị giáo sư này, là những người nổi tiếng trong giới Phật giáo Nhật Bản, cùng nhau chấp bút, do vậy nội dung tác phẩm này mang tính nhập môn, đính kèm sách tham khảo.

Bốn vị giáo sư biên tập quyển sách này đều là những vị giáo sư chuyên môn đang giảng dạy bộ môn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ ở các trường đại học, hoặc là học giả đang nghiên cứu về bộ môn này. Họ đã dựa vào thành quả nghiên cứu của mình, cộng thêm kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời cùng nhau trao đổi ý kiến, sau đó mỗi người chịu trách nhiệm viết về phần chuyên môn của mình.

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không? giới thiệu về Phật giáo dễ hiểu nhất bằng tiếng Anh. Tác giả trình bày giáo lý cốt lõi của Phật giáo bằng một hình thức ngắn gọn, súc tích, phong phú với những câu chuyện minh họa và được truyền đạt với tinh thần mà theo đó truyền thống vĩ đại này đã mở ra. Alan W. Watts truy nguyên nguồn gốc, những thuật ngữ căn bản và những điểm cốt yếu trong giáo lý và xem xét tường tận những điều căn bản của Phật giáo Đại thừa bao gồm Thiền và truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Những bài viết chọn lọc trong sách cung cấp cho độc giả một tổng quan sâu sắc về sự phát triển của tư tưởng Phật giáo và đồng thời giới thiệu một trong những con đường giải thoát hấp dẫn nhất của nhân loại.

Tổng Quan Về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Cuốn sách “Tổng quan về Phật giáo Mật tông Tây Tạng” trình bày và tìm hiểu một cái nhìn toàn diện của Mật tông Tây Tạng, với hy vọng đưa ra một “tổng hợp thể” về Mật tông Tây Tạng. Sự hiểu biết tổng quan và đại cương này rất cần thiết, để cho những người muốn tìm về giáo lý và hành trì Mật tông có được một tài liệu tham khảo và minh định hướng đi của mình trên con đường tìm về chân lý của chư Phật.
Mỗi chúng sinh đều thọ thân người với những thuộc tính và căn cơ khác nhau. Cho nên mỗi người phải tự mình chọn lựa pháp môn thích hợp. Chỉ riêng về Mật tông Tây Tạng đã có nhiều trường phái riêng biệt, mỗi trường phái lại có ngàn vạn pháp môn khác nhau, không thể nào tìm học cho hết dù dành cả đời mình để học hỏi.

Do đó cuốn sách này cũng chỉ giới hạn về đại cương quá trình hình thành Mật tông Tây Tạng qua lịch sử và các trường phái chính cũng như các pháp môn hành trì rộng rãi nhất của các trường phái đó, để người sơ cơ có thể từ đó tìm hiểu và chọn hướng đi phù hợp với căn cơ của mình.

Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ

Phật giáo là một tôn giáo được sáng lập tại Ấn Độ cách đây trên 2500 năm. Đức Thích Ca Mâu Ni được người đời tôn xưng là “Phật”, nghĩa là người giác ngộ sau khi trải qua quá trình tu tập, nhận chân bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết.

Đạo phật lấy con người làm gốc, được sáng lập bởi con người và phục vụ con người. Phật giáo không chỉ thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu sa của con người, giúp họ tiếp xúc với đông loại, đồng thời hướng họ đến mục đích sống chân chính.

Từ những giá trị và ý nghĩa thâm sâu, mầu nhiệm, đồng thời để xiên dương nhưng giáo lý chân chính của đạo Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ. Cuốn sách trình bày những tri thức về lịch sử sáng lập Phật giáo, cùng những giáo lý căn bản. Quá trình phát triển của Phật giáo và sự phân chia bộ phái; các tông phái và kinh điển chủ yếu của Phật giáo về các loài động vật, ý nghĩa của những loại pháp khí; giới thiệu những vị Phật, Bồ Tát, Minh Vương, Kim Cương…nổi tiếng. Cuối cùng là những tri thức về giới luật, thế giới quan, sinh mệnh quan và phương pháp tu hành để thóat khỏi luân hồi, hướng tới mục đích giải thoát chân chính.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 cuốn sách hay về loài ngựa trung thành và dũng cảm 5 cuốn sách hay về loài ngựa kể những câu chuyện thú vị về loài ngựa đồng thời cung cấp cho bạn thông tin về nguồn gốc, đặc điểm,…
9 cuốn sách tâm lý học giao tiếp mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống 9 cuốn sách tâm lý học giao tiếp giúp bạn vận dụng lý thuyết tâm lý học vào những trường hợp giao tiếp thực tế trong cuộc sống. Giáo…
9 quyển sách hay về KPI cung cấp kiến thức hữu ích và thực tế 9 quyển sách hay về KPI sẽ giúp bạn đo lường, nâng cao hiệu suất công việc và ảnh hưởng tích cực đến các nhân viên lẫn sự nghiệp…
Back to top button