10 cuốn sách hay về lịch sử Hà Nội chi tiết và đầy đủ nhất

10 cuốn sách hay về lịch sử Hà Nội khắc họa rõ nét và đầy đủ lịch sử hào hùng, đầy tự hào của thành phố nghìn năm tuổi.

Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội

Hà Nội không những có một vị trí và một vai trò quan trọng trong lịch sử, mà còn có một lịch sử xây dựng rất đnags tự hào. Chỉ kể từ khi định đô Thăng Long đến nay, Hà Nội cũng đã là một trong những thủ đô lâu đời trên thế giới. Điều đó cho thấy, sự phát triển rất sớm và sự trường tồn mạnh mẽ của dân tộc ta trong lịch sử.

Thủ đô Hà Nội là một thành phố đẹp trong các thời trước. Kinh thành Thăng Long với hàng trăm cung điện đền đài nguy nga, tráng lệ, cùng rất nhiều công trình kiến trúc kế tiếp… Hà Nội xưa đã là trung tâm văn hóa của cả nước. Lịch sử hào hùng và đầy tự hào của Hà Nội sẽ được khắc họa sắc nét và đầy đủ qua cuốn sách Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội.

Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc cái quá khứ vẻ vang và triển vọng tốt đẹp của thủ đô Hà Nội. Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội là cuốn sách đầu tiên viết về Hà Nội một cách toàn diện, có hệ thống về mọi mặt, theo quá trình phát triển lịch sử của nó…

Lịch Sử, Sự Kiện, Nhân Vật, Vùng Đất Thăng Long Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội không chi là Thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tể của Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử mà còn là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hoá phong phú và đặc sắc của dân tộc. Trong lịch sử phát triển của mình, Thăng Long – Hà Nội có nhiều moi giao lưu, nhiều quan hệ với những khu vực và địa phương khác trong cả nước, cũng như trên thế giới. Vì vậy việc giới thiệu những vẩn đề về vùng đất Thăng Long – Hà Nội trong sự gắn bó và bám sát tiến trình lịch sử dân tộc là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn để bạn đọc tiếp cận với Thăng Long – Hà Nội từ góc độ tìm hiểu khu vực, coi Thăng Long – Hà Nội như một tiểu vùng trong văn hóa Việt Nam, trong Đông Nam Á, từ đó cung cấp những kiến thức có tính chất địa phương học và những sự kiện, tình tiết cụ thể, bổ ích về Thăng Long – Hà Nội – Thủ đô ngàn năm cho tất cả những ai quan tâm đến Thăng Long – Hà Nội.

Đi Dọc Hà Nội

“Đi Dọc Hà Nội” cùng với “Đi Ngang Hà Nội” là hai nửa hoàn thiện nên chân dung một Hà Nội thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng ở đây là một lịch sử khác với những cuốn sách sử khoa giáo, mà là một lịch sử phong tục, những lối ăn ở sinh hoạt, những thứ vật chất đã sinh ra và mất đi trong một đô thị.

Nguyễn Ngọc Tiến đã tỉ mỉ theo dõi và tìm tòi những tư liệu lịch sử của một Hà Nội còn chưa được đào xới hết, từ những chuyện di sản như những con đê trong thành phố, những chiếc ban công kiểu nhà Tây, vỉa hè cột điện, nơi sống và nơi chết của con người… cho đến chuyện lối sống từ việc quản lý hộ tịch đến hàm răng đen của người phụ nữ thành thị xưa, từ những phong tục gần với nếp sống ở làng quê đến những thứ chỉ Hà Nội mới có…

Tất cả toát lên một niềm khoan khoái khám phá nhẩn nha, như người đi dạo trong phố xuyên thời gian, để cùng một địa điểm như được ghé thăm nhiều lần qua nhiều niên kỷ. Mỗi lần lại bóc một lớp màn che phủ để rõ hơn về thân phận của phố, của một đô thị lắng đọng văn hóa của đất nước.

41 bài viết trong tập được chỉnh lý in lần này, cùng với “Đi ngang Hà Nội” là hai cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

Đi Ngang Hà Nội

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đã giải thích vì sao lại là “Đi Ngang Hà Nội”: “Tôi sinh ra thì Hà Nội đã có rồi và hết cả cuộc đời tôi thì cũng chỉ là một lần đi qua Hà Nội mà thôi, vì thế cuốn sách có tên như vậy”. Với tác giả chuyên khảo cứu về Hà Nội này, Đi ngang Hà Nội ngoài cung cấp kiến thức còn bộc lộ thái độ của anh về những chuyện ghi chép lại về mảnh đất này.

Với 31 câu chuyện đủ ngóc ngách đời sống lịch sử Hà Nội, Đi ngang Hà Nội của bản in 2017 được chỉnh lý và bổ sung một số chi tiết so với những lần trước. Từ những thứ đã thành biểu tượng của Hà Nội như tàu điện, phở, phố cổ… đến những thứ ít ai để tâm và bỏ công tìm hiểu như chuyện chồng Tây vợ đầm, đi hát cô đầu, thú chơi cá cảnh, hay chuyện nhà vệ sinh công cộng đầu tiên của Hà Nội…, Nguyễn Ngọc Tiến đã tiếp nối trang sử ký phong tục về thành phố lâu đời của mình.

Cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỷ XX

Từ một ý tưởng giản dị ban đầu là ghi lại quang cảnh phố xá cũ của Hà Nội còn sót lại, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn bắt tay vào đọc tài liệu, đi điều tra thực địa, phỏng vấn hàng trăm người để sưu tầm tư liệu. Hai tập của “Hà Nội nửa đầu thế kỉ 20” được chia làm 6 quyển, dựa trên các khu vực hành chính của thành phố. Sách có phụ lục tên phố của Hà Nội, danh sách Toàn quyền Đông Dương từ 1884 đến 1945 và những đơn vị hành chính của Hà Nội từ sau 1945, bản đồ và các chỉ dẫn khác phục vụ cho việc tra cứu. Bộ sách được trao tặng Giải thưởng Thăng Long năm 1996.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn (1912-1991) sinh tại làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông từng thực hiện các công trình nghiên cứu độc lập và tham gia biên soạn những giáo trình lịch sử lớn như: Lịch sử Việt Nam sơ khảo (1946), Việt sử cương yếu (1948), Lịch sử thủ đô Hà Nội (1962) và Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX (1995).

Chuyện Cũ Hà Nội

Chuyện Cũ Hà Nội là một tập ký sự lịch sử về Hà Nội đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.

Trong tác phẩm, sự hiểu biết của Tô Hoài về Hà Nội thời Pháp thuộc rất phong phú, đặc biệt, thêm sự quan sát tinh tế, văn chương hóm hỉnh, các mẩu chuyện trong tác phẩm như một bức ki hoạ về một con người, một hoàn cảnh… khiến người đọc rung động vì những tình cảm chân thành, nhân hậu.

36 Dấu Ấn Lịch Sử Văn Hóa Hà Nội

Cũng như nhiều mặt khác của văn hóa dân gian Thăng Long, lễ thức, phong tục ở đây vừa mang nặng những truyền thống cố hữu của cộng đồng người Việt lại vừa có những sắc thái khu biệt…

Mục Lục :

1. Thăng Long dưới thời Phục Hưng của Đại Việt

2. Lý Công Uẩn – Kiến trúc sư của Thăng Long nghìn năm tuổi

3. Trang phục người Hà Nội

4. Tết của người Hà Nội

5. Thăng Long thời Trần

6. Tâm sự về những ngôi nhà Hà Nội

7. Ga Hàng Cỏ Và Con tàu Việt Nam

8. Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long – Hà Nội

9. Đài Nghiên Rơi Lệ

10. Chuyện về một người mẫu Hà thành

11. Xe điện Bờ Hồ: nghe rì rầm, leng keng

12. Để chiến thắng giặc Nguyên Mông hùng mạnh

13. Trấn cổ nhất đất Thăng Long

14. Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và chữ Việt

15. Tục ăn trầu của người Hà Nội

16. Kiến trúc trường học phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội

17. Tổng quan về phong tục Hà Nội – Truyền thống và hiện đại

18. Kinh thành và Hoàng thành thời Lý

19. Đánh địch ở Bắc Bộ phủ

20. Đầu thế kỷ XX: Nghề in ở Hà Nội

21. Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long

22. Hoàng Kế Viêm với chiến thắng Ô Cầu Giấy

23. “Mạch máu” của thành Thăng Long xưa

24. Thần tích, thần sắc – kho tư liệu sử về Hà Nội

25. Kiến trúc Hà Nội nửa cuối thế kỷ XX

26. Hà Nội chống ách đô hộ của thực dân Pháp: Các sự kiện lịch sử chính

27. Phong thái ăn mặc người Hà Nội xưa và nay

28. Lễ thức và phong tục

29. Giao tiếp xã hội

30.Tục chơi hoa và cây cảnh

31. Thú chơi cổ ngoạn của người Hà Nội xưa

32. Ngõ Hà Nội…

33. Thành phố của sông Hồ

34. Di tích Hậu Lâu

35. Thành Cửa Bắc – chứng tích thời oanh liệt của Hà Nội

36. Sự tinh tế trong thưởng trà của người Hà thành xưa

Hà Nội Nghìn Xưa

Cuốn sách “Hà Nội Nghìn Xưa” của hai tác giả Trần Quốc Vượng Và Vũ Tuân Sán có thể giúp bạn đọc biết và hiểu được một cách chính xác, ngắn gọn những nét chính truyền thống ngàn năm văn hiến đất Thăng Long.

Đến với “Hà Nội nghìn xưa” độc giả sẽ có được “một cái nhìn khái quát về truyền thống Thủ đô” để rồi từ đó “tiến bước trên dặm đường dài vào quá khứ Thăng Long” tìm gặp lại một “non sông Hà Nội” với vũ trụ tinh thần của mỗi người dân Hà Nội là núi Nùng, sông Tô, hồ Gươm, hồ Tây.. rồi đến với “Hà Nội thời dựng nước” và “Hà Nội cổ qua các thời kỳ đấu tranh” từ thời Hai Bà Trưng qua đời Lý, đến buổi cuối Trần.

Hà Nội Con Đường Dòng Sông Và Lịch Sử

Những con đường, dòng sông, những nhịp cầu, bến nước vẫn được coi là những đối tượng kỹ thuật và kinh tế của ngành giao thông. Nhưng không chỉ có vậy. Các đối tượng đó ngoài giá trị vật thể còn chứa đựng những giá trị tinh thần.

Những dải đất, những con đường và dòng sông đều gắn với lịch sử xây dựng và giữ gìn bờ cõi, đều đã đi vào huyền thoại, vào tâm linh, vào ký ức của quần chúng và trở thành niềm tự hào chung.

Với Hà Nội, nhận định này lại càng đậm nét. Bởi nơi đây là chốn tự hội của hầu hết các đầu mối giao thông ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua sông nước và qua các nẻo đường, Hà Nội nhận nhân tài vật lực từ bốn phương về, rồi đào luyện, nâng cao và gửi lại cho bốn phương. Cũng vậy, nhiều chiến công hiểu hách trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng ghi dấu trên các bến nước, nẻo đường của Hà Nội xưa và nay.

Câu chuyện con đường, dòng sông ở Hà Nội cũng là câu chuyện lịch sử ngàn năm xây dựng kinh đô và đất nước. Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tri thức về lịch sử và vai trò của những con đường, những dòng sông trên đất Thăng Long – Hà Nội.

Lịch sử Hà Nội – Philippe Papin

Đền chùa, cung điện, biệt thự thời Pháp và những công trình kiến trúc Liên Xô, lịch sử Hà Nội từ xưa đến nay, từ vinh quang đến đau khổ, luôn diễn ra giữa hai thế giới Á, Âu. Sau một thời gian dài dưới chế độ Bắc thuộc, năm 1010, Thăng Long đã vươn mình bay lên. Trong các thế kỷ sau đó, qua những triều đại nối tiếp nhau, Thăng Long đã thực sự trở thành một kinh đô phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ XV, dưới thời Lê, đánh dấu đỉnh cao của Nhà nước Nho giáo. Trí thức và quan lại tấp nập ra vào trong triều, chi tiêu, mua sắm làm giàu cho khu thị dân, trong khi tiếng tăm của các viện sĩ thuộc Hàn lâm Viện lan rộng tới cả ngoại bang. Mặc dù luôn có những biến cố trong hoàng cung, kinh đô của Bắc Kỳ đã khắc sâu trong tâm tưởng của những lữ khách phương Tây bỏ neo bên bờ sông Hồng vào thế kỷ XVII. Rồi Hà Nội là thành phố của “ba sáu phố phường”, của những người buôn bán và thợ thủ công với những phố Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Giầy. Thành phố đánh mất vai trò thủ đô vào đầu thế kỷ XIX để rồi, trớ trêu thay, lại trở thành thủ đô dưới thời Pháp thuộc. Trong hơn nửa thế kỷ, Hà Nội là thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Giai đoạn này đã để lại cho Hà Nội những công trình hoành tráng, những biệt thự xinh đẹp giờ đây trở thành di sản của thành phố bên cạnh các làng, các phường, cùng đền chùa và Văn Miếu.

Philippe Papin là cựu học sinh khoa sử trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, từng là thành viên của Viện Viễn Đông Bác cổ, đã sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2004, hiện nay là giáo sư trường Cao học Thực hành thuộc trường Đại học Sorbonne.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

7 quyển sách hay về bong bóng tài chính trình bày chi tiết tác động và đưa ra giải pháp 7 quyển sách hay về bong bóng tài chính dành cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về tác động và sự hình thành bong bóng tài chính, cũng…
7 cuốn sách hay về Zombie, xác sống đầy cảm xúc và hấp dẫn từ đầu tới cuối 7 cuốn sách hay về Zombie, xác sống phản ánh thế giới loài người diễn ra như thế nào khi bị các thây ma tàn phá. Đứng trước ngưỡng…
15 quyển sách hay về Việt Nam cho người đọc cái nhìn bao quát 15 quyển sách hay về Việt Nam cung cấp nhiều thông tin cơ bản, bao quát toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội, con…
Back to top button