9 quyển sách hay về làng nghề Việt Nam mang nét đẹp văn hóa và lịch sử

9 quyển sách hay về làng nghề Việt Nam giới thiệu những nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu, lâu đời trên đất nước Việt Nam.

Hoa Tay Đất Việt

Nếu như những chiến công viết nên câu chuyện giữ nước thì những nghề thủ công chính là câu chuyện về dựng nước. Từ ngàn xưa, những người thợ thủ công ở ba miền với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, đã tạo ra rất nhiều sản phẩm thủ công ứng dụng, thủ công mĩ nghệ, góp phần làm giàu quê hương và kiến tạo nên văn hóa. Với yếu tố địa lí, thiên nhiên đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, nghề thủ công ở nước ta đã sớm phát triển rộng khắp và sản phẩm thủ công mỗi vùng lại có đặc thù riêng biệt.

Thuyền Thúng Việt Nam

Thuyền Thúng Việt Nam của các tác giả Quách Giao – Lê Nguyên Khánh giới thiệu văn hóa các làng nghề truyền thống miền Trung Việt Nam, nơi có các làng nghề làm thuyền thúng, phương tiện đánh bắt hải sản gần bờ của bà con vùng biển. Một nét đẹp văn hóa đã và đang còn tồn tại đến ngày nay.

Discovering Craft Villages In Việt Nam (Khám Phá Các Làng Nghề Tại Việt Nam)

Buổi giới thiệu ra mắt và triển lãm những bức ảnh phóng to từ cuốn sách

Chỉ trong gần 1 tiếng đồng hồ đi từ thủ đô, ta có thể tìm được tới 500 làng nghề với đủ các chủng loại nghề truyền thống: sản xuất các đồ tạo tác nghệ thuật và tôn giáo, sản xuất thức ăn truyền thống, hàng công nghiệp, dệt may, đan lát, v.v.

Cuốn sách nói về 10 tuyến đường quanh Hà Nội với lịch sử, truyền thuyết, miêu tả các làng nghề cũng như những kỹ thuật thủ công truyền thống. Đây là thành quả nhiều năm nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia Việt Nam, sẽ giới thiệu tới người đọc tổng cộng hơn 40 làng nghề quanh khu vực Hà Nội.

Làng Nghề Trong Cuộc Sống Phát Triển Đất Nước

Làng nghề là một vốn quý của dân tộc Việt Nam ta, không những có giá trị về kinh tế trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần ổn định nông thôn, xây dựng nông thôn mới, mà quan trọng hơn nữa, làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc, thể hiện qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với sự cống hiến đầy sáng tạo và hết sức giá trị của các nghệ nhân.

Bảo tồn và phát triển làng nghề là một nhiệm vụ rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển đất nước ta ngày nay, khi công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, để đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công.

Tập sách này gồm những bài chọn lọc trong nhiều bài viết, chuyên đề đã đăng báo hoặc phát biểu tại các cuộc hội thảo trong thời gian gần đây của tác giả về làng nghề cùng những bài viết có liên quan về đổi mới thể chế kinh tế, cải cách hành chính… là những điều kiện không thể thiếu để bảo tồn và phát triển làng nghề. Những bài viết trong tập này có thể còn chưa đủ sâu sắc, chưa toàn diện, song đó là những nhận thức, giải pháp tâm huyết của tác giả về làng nghề sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát tại nhiều làng nghề trong cả nước và qua tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị của những chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm cùng những nghệ nhân mà tác giả được may mắn tiếp xúc.

Làng Nghề Thủ Công Hà Nội – Hanoi Handicraft Trade Villages

Với tập sách “Làng Nghề Truyền Thống Hà Nội”, độc giả sẽ được giới thiệu về các làng nghề chuyên doanh đặc sản nổi tiếng của Hà Nội như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi… để thấy được cái “tài khéo đất rồng” như là kết quả hội tụ và kết tinh cái sành sỏi, cái tế vi của người Hà Nội, đồng thời là một gợi ý tốt đẹp về những điểm du lịch làng nghề đáng chú ý ở Hà Nội.

36 Làng Nghề Hà Nội

Giới thiệu đến các làng nghề nổi tiếng của Thăng Long từ xưa đến nay: làng nghề cỏ tế, làng nghề kim hoàn, làng gốm, làng hương, làng nhiếp ảnh, làng nghề chăn gối nệm bông…

Mục Lục :

  1. Bánh chè lam Thạch Xá
  2. Bánh dày Quán Gánh
  3. Cốm làng vòng
  4. Đậu làng Mai
  5. Đau Đáu bánh đa Sủi
  6. Động Giã phát triển nghề nón
  7. Đông Ngạc
  8. Đúc đồng Ngũ Xã
  9. Giấy dó Yên Thái
  10. Khảm trai Chuyên Mỹ, Phú Xuyên
  11. Làng Cót
  12. Làng gốm Bát Tràng
  13. Làng hương Yên Phụ
  14. Làng làm bánh chưng Thanh Khúc
  15. Làng mộc cao cấp Vạn Điểm
  16. Làng nghề cỏ tế Phú Túc
  17. Làng nghề Dư Dụ
  18. Làng nghề kim hoàn
  19. Làng nghề làm chăn gối đệm bông
  20. Giò chả Ước Lễ
  21. Làng nghề làm quạt giấy Vác
  22. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở
  23. Làng nghề ngà sừng Thụy Ứng
  24. Làng nghề rèn Đa Sỹ
  25. Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái
  26. Làng thêu ren Quất Động
  27. Làng nghề Triều Khúc
  28. Làng nhiếp ảnh Lai Xá
  29. Làng tạc tượng Sơn Đồng
  30. Làng Xuân Đỉnh
  31. Nghề chạm khắc gỗ Thiết Ứng
  32. Nghề làm thuốc ở làng “vải” Ninh Hiệp
  33. Lệ Mật
  34. Lụa Vạn Phúc
  35. Rượu nếp gảy làng Tó
  36. Tương cự Đà – cà làng Đám

Tranh Dân Gian Hàng Trống Hà Nội

Xưa, ngay giữa lòng Hà Nội, dân làng Tự Tháp có nghề vẽ tranh riêng và mở cửa hàng tranh ở phố Hàng Trống. Người dân đặt tên cho những bức tranh đó là tranh “Hàng Trống”. Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu ở miền Bắc nước ta: tranh điệp Đông Hồ (ở Bắc Ninh), tranh đỏ Kim Hoàng (ở Hà Tây cũ) và tranh Hàng Trống (ở Hà Nội).

Khác với tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống có sự kết hợp in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô mầu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quét phẩm nước, luôn tạo được những chuyển màu đậm nhạt tinh tế, đáp ứng được thị hiếu chơi tranh nơi Kẻ Chợ. Tranh Hàng Trống không chỉ dùng làm tranh chơi ngày tết mà còn làm tranh thờ nên đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn cách làm tranh ở làng quê. Cái hồn của bức tranh hướng theo trục cuốn phương Đông, có vận dụng thuyết âm dương – ngũ hành, tạo không gian khoáng đạt, thanh cảnh mà tinh tế. Còn cái cốt của nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về sự giác ngộ, về luân lý đạo đức và cả tinh thần triết học.

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê là một trong số ít những nhà mỹ thuật say mê nghiên cứu về tranh dân gian Hàng Trống. Ông đã suy ngẫm, tìm tòi, sưu tầm đến mức tối đa và hệ thống lại các bức tranh trong chính công trình của mình “Tranh dân gian Hàng Trống – Hà Nội”. Nhiều vẻ đẹp mỹ thuật, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bức tranh đã được khai phá trong công trình này. Cuốn sách không chỉ đem lại cái nhìn tổng quan, xác định những nét đặc thù của tranh dân gian Hàng Trống mà còn có sự đối chiếu, so sánh với các dòng tranh dân gian trong và ngoài nước (điển hình là tranh của Trung Quốc) để thấy được truyền thống sáng tạo nghệ thuật, sự cách tân, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa một cách đa dạng và phong phú của cha ông ta.

Với một tấm lòng yêu cái đẹp dân gian, với một mong muốn “tổng kiểm kê về di sản nghệ thuật về tranh Hàng Trống Hà Nội”, họa sĩ Phan Ngọc Khuê đã cung cấp cho người đọc tới 476 bức tranh về đủ mọi thể loại đã có của tranh Hàng Trống. Qua đó, người đọc có thể lấy được nhiều tư liệu, nhiều thông tin bổ ích và đặc biệt là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành.

Phủ Biên Tạp Lục

Phủ Biên Tạp lục là một công trình sử học – địa chí về vùng đất Đàng Trong dưới thời các Chúa Nguyễn rất có giá trị của nhà bác học Lê Quý Đôn. Cho đến nay đã có ba bản dịch của Phủ biên tạp lục được xuất bản vào các năm 1972, 1977 và 2007. Tuy nhiên do bản gốc của Phủ biên tạp lục đã thất lạc, các truyền bản của nó đều được chép lại dưới triều Nguyễn, mặt khác do việc hiệu đính, chú giải chưa được tiến hành thấu đáo nên các bản dịch của Phủ biên tạp lục đã công bố có sai sót là điều khó tránh khỏi.

Lần này, qua tiếp cận ba bản chữ Hán của Phủ biên tạp lục:

  • Bản ký hiệu HVV.188 của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
  • Bản của Viện Cổ học Huế.
  • Bản của Centre National de la Recherche Scientifique – Paris (Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Paris), số hiệu 8543-6. Microfilme le 1175 kết hợp bản dịch của Viện sử học (đã qua hiệu đính của Đào Duy Anh) nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh đã bổ chính, hiệu đính làm rõ thêm, đầy đủ thêm những mục còn thiếu hoặc sai lạc về địa danh, nhân danh và niên điểm trong bản in của ba lần xuất bản trước đây.

Đóng góp cơ bản của bản dịch bổ chính lần này là hoàn thiện một danh sách làng xã, thôn, ấp, phường, giáp, trang, trại thuộc các tổng, huyện, phủ của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam vào cuối thời Chúa Nguyễn. Và cung cấp những hiểu biết xác đáng về các làng nghề, các địa phương tại Đàng Trong và những sai lạc về địa danh qua xác bản dịch trước đây đã làm hạn chế nhận thức của người đọc. Điều đó góp phần phát huy hiệu quả sử dụng của Phủ biên tạp lục.

Non Nước Việt Nam 63 Tỉnh Thành

Cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống các thông tin cơ bản về 63 tỉnh thành; cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về tỉnh thành được giới thiệu: khát quát ngắn gọn về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, dân số, dân tộc, văn hóa – du tịch…Ở mỗi tỉnh thành, cuốn sách điểm qua và mô tử tương đối kỹ các tuyến, điểm du lịch: danh thắng tự nhiên, công trình kiến trúc văn hóa – nghệ thuật, bảo tàng, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, các chợ…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

4 quyển sách hay về Hong Kong đầy thăng trầm và sống động 4 quyển sách hay về Hong Kong mang đến cho độc giả bức tranh đa dạng của đời sống, văn hóa, xã hội và điện ảnh Hong Kong từ…
11 quyển sách hay về Đức quốc xã hé lộ những sự thật lịch sử đầy ám ảnh 11 quyển sách hay về Đức quốc xã cho người đọc hiểu được ngọn nguồn của đế chế thứ ba và sự biến chuyển cả thế giới ra sao…
11 cuốn sách dạy về tình yêu đầy sinh động và vô cùng thực tế 11 quyển sách dạy về tình yêu hé mở những bí mật trong mối quan hệ giữa hai nửa của thế giới bằng những diễn giải dí dỏm, sinh…
Back to top button