9 quyển sách hay về KPI cung cấp kiến thức hữu ích và thực tế

9 quyển sách hay về KPI sẽ giúp bạn đo lường, nâng cao hiệu suất công việc và ảnh hưởng tích cực đến các nhân viên lẫn sự nghiệp của bạn.

KPI – Thước Đo Mục Tiêu Trọng Yếu

“Cái gì không đo được thì cũng không quản lý được;

Cái gì không đo được thì cũng không cải tiến được.” – Peter Drucker (Cha đẻ Quản trị Kinh doanh hiện đại)

Nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới, trong đó có nghiên cứu của Robert Kaplan, Ram Charan, The Balanced Scorecard Institute và Tổ chức FranklinCovey, đã chỉ ra rằng:“70% thất bại của các doanh nghiệp ngày nay không phải là do chiến lược kém hay tầm nhìn sai, mà là do năng lực thực thi và hệ thống triển khai kém hiệu quả.”

Con số trên cho thấy công tác đo lường hiệu suất công việc (Performance Management) đang được thực hiện thiếu hiệu quả trong rất nhiều tổ chức trên toàn thế giới, từ các tập đoàn đa quốc gia, cơ quan chính phủ cho đến các tổ chức phi lợi nhuận. Họ đã và đang áp dụng các thước đo mục tiêu vốn được đặt ra mà không có bất kỳ sự liên quan nào đến các nhân tố thành công quan trọng của tổ chức mình.

Vậy làm sao để có thể sử dụng các thước đo mục tiêu một cách hiệu quả? KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu (Key Performance Indicator) chính là cuốn sách sẽ cung cấp công cụ và phương pháp để xây dựng hệ thống KPI hiệu quả dành cho mọi cá nhân, bộ phận và tổ chức.

KPI – Công Cụ Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Trong doanh nghiệp, nếu nhiều nhân viên có hứng thú với KPI sẽ giúp gia tăng nội dung có thể quyết định được ở thực địa. Nói cách khác, tổ chức sẽ tính linh hoạt và chủ động hơn. Nhờ đó, có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc một vượt bậc.

Trong thời đại mà mọi thứ đang thay đổi chóng mặt như hiện nay, những công ty có thể đưa ra quyết định tối ưu ngay tại thực địa sẽ trở thành tổ chức lớn mạnh vượt bậc. Vì thể, bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên triển khai quản trị KPI tới toàn thể cán bộ, nhân viên và áp dụng làm tiêu chí phán đoán, quyết định trong tất cả các trường hợp. Trong cuốn sách này, tác giả chia sẻ cùng độc giả về phương pháp quản trị KPI có thể áp dụng chủ nghĩa thực tế triệt để, khác hẳn với kiểu KPI vốn chỉ đơn giản và vừa theo dõi các con số, vừa vận hành kinh doanh.

Phạm vi ứng dụng của KPI rất rộng lớn, hãy đọc cuốn sách này và sử dụng công cụ KPI một cách hiệu quả.

Gợi ý

Balanced Scorecard – Thẻ Điểm Cân Bằng

Cuốn sách “Thẻ điểm cân bằng – Biến chiến lược thành hành động” (The Balanced Scorecard – Translating trategy into action) là một tác phẩm đúc kết thành tựu của dự án này. Với 12 chương và phụ lục hướng dẫn cách thức xây dựng một thẻ điểm cân bằng, tác phẩm trình bày một cách hệ thống quan điểm, mục đích, tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo để quản lý chiến lược kinh doanh cũng như cách thức xây dựng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong việc đo lường hiệu quả và hoạch định chiến lược cho một doanh nghiệp.

Ngày nay, các tổ chức kinh doanh đang phải cạnh tranh với nhau trong những môi trường phức tạp. Do đó, việc thấu hiểu các mục tiêu và phương pháp đạt được những mục tiêu đó là vấn đề sống còn. Thẻ điểm cân bằng diễn giải nhiệm vụ và chiến lược của một tổ chức thành một tập hợp hoàn chỉnh các thước đo hiệu quả hoạt động, các thước đo này cung cấp một khung làm việc cho hệ thống quản lý và đo lường chiến lược. Thẻ điểm cân bằng nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu tài chính song cũng bao gồm cả các động lực hoạt động của các mục tiêu tài chính này. Thẻ điểm tính toán hiệu suất hoạt động của một tổ chức kinh doanh dựa theo bốn khía cạnh được cân bằng, bao gồm: tài chính, khách hàng, các quá trình kinh doanh nội tại, và học tập – tăng trưởng. Thẻ điểm cân bằng giúp các công ty có khả năng theo dõi kết quả hoạt động tài chính trong khi vẫn giám sát được diễn biến trong việc tạo dựng các khả năng và thu về các tài sản vô hình mà họ cần cho sự phát triển trong tương lai.

Đây là cuốn sách của hai nhà sáng lập ra Thẻ điểm cân bằng, nó chỉ ra cách thức các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ mang tính cách mạng này để huy động nhân viên của họ hoàn thành sứ mệnh của công ty. Ngoài vai trò là một hệ thống đo lường, Thẻ điểm cân bằng còn là một hệ thống quản lý có thể chuyển năng lượng, khả năng và kiến thức riêng của nhân viên trong toàn tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược dài hạn.

Cẩm Nang Kinh Doanh – Quản Lý Hiệu Suất Làm Việc Của Nhân Viên

Đây là bộ sách đúc kết những giải pháp kinh doanh hiệu quả và thực tiễn nhất cùng những kinh nghiệm quý báu, thiết thực cập nhật về mọi mặt trong quản lý, kinh doanh của trường đại học danh tiếng nhất thế giới với bề dày hoạt động trên 370 năm.

Quản lý hiệu suất làm việc là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động như thiết lập mục tiêu, theo dõi những sự thay đổi, huấn luyện, khích lệ, đánh giá và phát triển nhân viên. Cuốn sách tập trung chủ yếu vào những vấn đề này, đồng thời giúp bạn có thêm những kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ một nhà quản lý:

– Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược

– Thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

– Những yếu tố đem lại hiệu suất làm việc cao

– Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên

– Đối phó với những thách thức khi quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên

Thẻ Điểm Cân Bằng Cá Nhân

Thẻ Điểm Cân Bằng Cá Nhân – một khái niệm quản trị tổng thể mới, là hành trình tìm đến sự tự nhận thức, tự khám phá và tự đánh giá, dựa trên một số tiêu chí quan trọng, hướng đến sự phát triển liên tục và sử dụng các khả năng cá nhân. Nó giúp mỗi người tự tạo cho mình cơ hội để không ngừng hoàn thiện bản thân, trưởng thành, đạt đến sự cân bằng bền vững giữa cuộc sống và công việc mà không mất đi sự hứng thú, tính ham học hỏi và tinh thần sáng tạo.

Khi áp dụng quan niệm và nguyên tắc của Thẻ điểm cân bằng cá nhân vào khuôn khổ một tổ chức hay doanh nghiệp, thì việc khơi dậy niềm vui và sự hứng khởi tạo môi trường làm việc chung, cũng như trong bản thân mỗi người lao động là vô cùng quan trọng. Một lực lượng lao động hạnh phúc và tận tụy sẽ quyết định tinh thần và sự phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp, bởi nó là khởi nguồn của một môi trường làm việc tràn đầy sinh lực và niềm tin. Rồi chính môi trường đó sẽ có tác động tích cực ngược lại, trở thành động lực thúc đẩy các cá nhân, và từ đó là tổ chức nhằm duy trì thành tích đỉnh cao.

Phương Pháp Quản Lý Hiệu Suất Công Việc

Năng suất lao động tăng cao một cách đáng kể có thể nói là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của cả một tổ chức trong môi trường làm việc ngày nay. Nhưng sự cải thiện về năng suất lao động không diễn ra một ngày một buổi, nó đòi hỏi tri thức, hành động và sự cam kết, cố gắng, hợp tác của cả nhân viên và nhà quản lý.

Trong khi bản thân hiệu suất công việc là một khái niệm khó định lượng và đa nghĩa thì các kết quả của việc cải thiện hiệu suất lao động lại rất dễ được đánh giá, đo lường. Phương pháp quản lý hiệu suất công việc sẽ giúp bạn tạo ra năng suất lao động mang tính đột phá và ảnh hưởng tích cực đến các nhân viên lẫn sự nghiệp của bạn

9 Bước Triển khai Balanced Scorecard

Nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới đã chỉ ra rằng: “70% thất bại của các doanh nghiệp ngày nay không phải do chiến lược kém hay tầm nhìn sai, mà là do năng lực thực thi và hệ thống triển khai kém hiệu quả”.

Vậy làm sao giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi chiến lược và xây dựng hệ thống triển khai hiệu quả? “Balanced Scorecard / Thẻ Điểm Cân bằng” (BSC) ra đời để giải quyết vấn đề trọng yếu này. Khái niệm BSC lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi vào năm 1992, thông qua một bài viết nổi tiếng của hai tiến sỹ Kaplan và Norton trên tạp chí Harvard Business Review (một diễn đàn đặc biệt của các tư tưởng gia quản trị hàng đầu thế giới). BSC đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu rộng trên khắp thế giới về phương pháp hoạch định và triển khai chiến lược, về xây dựng hệ thống quản lý và phương pháp đo lường kết quả công việc.

Ở Việt Nam, từ năm 2006, khái niệm BSC cũng được biết đến khá nhiều trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng tư vấn quản lý và tư vấn chiến lược thông qua nhiều kênh, đặc biệt là 2 cuốn sách nổi tiếng: “Thẻ Điểm Cân Bằng / Balanced Scorecard” và “Bản Đồ Chiến Lược/Strategy Map” do PACE sở hữu bản quyền, biên dịch và phát hành.

Với tốc độ hội nhập thế giới và sức ép từ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng như hiện nay, có thể nói, thế kỷ 21 được xem là “Thế kỷ hội nhập toàn cầu của Việt Nam về mọi mặt”. Vậy, làm sao để “Hội nhập toàn cầu thành công trong bối cảnh luôn có sự cạnh tranh toàn cầu ngay trong “nhà” mình?” ; Câu trả lời chính là: Để có thể cạnh tranh toàn cầu, cần năng lực toàn cầu; Để có năng lực toàn cầu, cần có giải pháp toàn cầu; BSC, Strategy Map và KPI chính là một trong số ít ỏi những giải pháp toàn cầu vượt trội, góp phần giúp mỗi doanh nghiệp hình thành nên năng lực toàn cầu cho công cuộc đua tranh toàn cầu của riêng mình.

Khởi Nghiệp Tinh Gọn

“Khởi nghiệp Tinh gọn” không chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng về phương pháp đã được áp dụng bởi rất nhiều tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo này; mà còn trang bị nhữngphương pháp giúp tăng khả năng thành công, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa rủi ro trên hành trình khởi nghiệp hoặc phát triển sản phẩm mới, tái tạo doanh nghiệp của các doanh nhân.

Đặc biệt, cách tư duy và những phương pháp trong cuốn sách này không chỉ áp dụng cho những siêu tập đoàn toàn cầu, mà còn áp dụng rất phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, hay siêu nhỏ. Dù ở quy mô nào hay đang ở đâu trên hành trình kinh doanh, đã đến lúc chúng ta cần phải tư duy một cách TINH GỌN!

7 Thói Quen Hiệu Quả

Cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” của tác giả Stephen Covey đã được dịch ra 38 ngôn ngữ, với 30 triệu bản in và 1 triệu bản audio, trở thành quyển sách quản trị (quản trị cuộc đời và quản trị tổ chức) bán chạy nhất và luôn nằm trong tốp đầu những cuốn sách quản trị có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo “7 Habits” (dựa trên cuốn sách này) của tổ chức FranklinCovey đã giúp cài đặt một “Hệ điều hành 7 Habits” cho hàng trăm triệu người ở 167 quốc gia. Hiện có hơn 75% tập đoàn trong Forture 500 (500 tập đoàn lớn nhất thế giới) đã hợp tác với Tổ chức FranklinCovey để áp dụng “nền văn hóa 7 Habbits” nhằm cải biến văn hóa và nâng cao hiệu quả cho đội ngũ của mình; và hơn 50 nguyên thủ quốc gia cũng đã mời tác giả Stephen Covey đến để chia sẻ với họ cùng nội các về “7 Habbits”.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Những cuốn sách hay về Yin Yoga giúp nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần Những cuốn sách hay về Yin Yoga cho người đọc thông tin nền tảng về Yin Yoga đồng thời đưa ra những nguyên tắc giúp thực hiện Yin Yoga…
11 quyển sách hay về bán lẻ đầy giá trị thực tiễn 11 quyển sách hay về bán lẻ sẽ kể cho bạn câu chuyện của những cái tên đi đầu trong ngành bán lẻ, mang đến những bài học quý…
7 cuốn sách hay về chiến lược kinh doanh mang giá trị thực tiễn và hiệu quả cao 7 cuốn sách hay về chiến lược kinh doanh giúp bạn xây dựng một nền tảng chiến lược cho doanh nghiệp của mình, tập trung vào việc tiếp cận…
Back to top button