5 quyển sách hay về khủng hoảng truyền thông đầy tính thực tế và dễ dàng áp dụng

5 quyển sách hay về khủng hoảng truyền thông giúp người đọc hiểu được tính chất khác biệt của khủng hoảng truyền thông và những kỳ vọng ngầm mà công chúng mong được doanh nghiệp và tổ chức đáp ứng một cách kịp thời. 

Kiểm Soát Cơn Phẫn Nộ Của Cộng Đồng Mạng

SOCIAL MEDIA CRISIS “Kiếm củi ba năm đốt một giờ” chưa bao giờ lại đúng đến thế khi nói về khủng hoảng truyền thông thời công nghệ số. Mạng xã hội vừa là cơ hội kết nối vừa là kênh phát tán khủng hoảng nhanh nhất, bởi nó cho phép sai lầm của doanh nghiệp trở nên hữu hình với công chúng. Bất cứ một thằng khờ nào trong thời đại số đều có thể trở thành tâm bão của khủng hoảng. Nhưng nhiều người vẫn đối diện với sự khó lường của khủng hoảng với thái độ bàng quan. Không ai tin mình sẽ gặp khủng hoảng cho đến khi nó ập đến và chỉ sau một đêm cướp trắng cơ nghiệp. Thứ còn lại duy nhất là nỗi niềm bải hoải trong mất mát sau nhiều năm vun đắp. Bởi vậy, những gì thương hiệu cần và có thể làm là trang bị nội lực mạnh và tâm lí đón nhận thật vững vàng, để thiệt hại là nhỏ nhất trong tình huống xấu nhất.

Chuẩn bị tâm thế đối đầu và ứng biến trước khủng hoảng trên mạng xã hội là nhiệm vụ lớn nhất của GAM7 số này.

THEME 1: UNDERSTAND THE ROOT CAUSES

Khủng hoảng vốn có tính sát thương cao, lại có thêm cánh tay nối dài của mạng xã hội. Chính mạng xã hội đã thay đổi khách hàng và cách quản trị khách hàng trong khủng hoảng. Chương đầu tiên mở ra bối cảnh, để người đọc hiểu được tính chất khác biệt của khủng hoảng trên mạng xã hội và những kì vọng ngầm mà công chúng mong được doanh nghiệp đáp ứng một cách kịp thời. Bên cạnh đó, thực tế doanh nghiệp trong khủng hoảng cũng được khắc hoạ, để bạn đọc có cơ hội soi chiếu chính mình.

THEME 2: FIGHT BACK & WIN

Dù ta có chuẩn bị kĩ đến đâu, thì khi khủng hoảng xảy ra, khó khăn, hoang mang, hỗn loạn, cũng đều là những điều không thể tránh khỏi. Chương 3 sẽ cung cấp một khung định hướng chiến lược giúp doanh nghiệp tìm được lối thoát ra khỏi mớ bòng bong ban đầu, tối đa hóa hiệu quả của truyền thông và giảm thiểu thiệt hại của khủng hoảng. Các bối cảnh khủng hoảng sẽ được đem ra mổ xẻ, phân tích nhằm mang đến những góc nhìn đa chiều cho doanh nghiệp. Đây cũng là nơi mang đến những gợi ý để doanh nghiệp có thể phục hồi hoạt động sau khủng hoảng.

THEME 3: ARE YOU CRISIS READY?

Hiểu được những thách thức mà khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội đem lại cho doanh nghiệp, ta sẽ có những chiến lược cụ thể để “đón đầu” khủng hoảng một cách toàn diện và bài bản nhất. Chương 2 sẽ trang bị cho người làm truyền thông tư duy tổ chức bộ máy doanh nghiệp, từ xây dựng một “nền móng” vững chắc bên trong, đến thiết lập một hệ thống “thành lũy” kiên cố bên ngoài, để có thể “xử đẹp” những nguy cơ tiềm ẩn và phòng vệ cho doanh nghiệp đứng vững trước sóng gió khủng hoảng.

Bạn đã từng:

– Thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng và bị cuốn vào những cuộc tranh cãi không cần thiết? – E ngại thể hiện quan điểm khác biệt trên các trang, nhóm cộng đồng vì sợ bị tẩy chay?

– Đối diện với nguy cơ tài khoản cá nhân, bài đăng bị bay màu bởi sự phẫn nộ của cộng đồng mạng?

Nếu bạn là một marketer:

– Bạn cần một cuốn cẩm nang có thể giúp bạn giải quyết khẩn cấp khi thương hiệu phát sinh khủng hoảng trên MXH?
– Bạn muốn tìm hiểu nguồn gốc của khủng hoảng và kỳ vọng ngầm của công chúng để tự xây dựng cho mình cách xử lý khủng hoảng truyền thông trên MXH?
– Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn có muốn sở hữu bí kíp phòng ngừa khủng hoảng, và giảm thiểu hậu quả một cách tối đa?

Khi mạng xã hội lên ngôi, bất kỳ ai trong chúng ta đều dễ rơi vào khủng hoảng truyền thông MXH, dù là doanh nghiệp, người nổi tiếng hay cư dân mạng bình thường. Không khó để bạn hình dung những hậu quả mà bản thân hay doanh nghiệp.

Chết Vì Cái Thái Độ

Trên trái đất này chẳng có gì tự nhiên sinh ra. Mọi điều xảy ra trong cuộc sống đều có lý do của nó. Và thường thì những sự cố hay mọi cuộc khủng hoảng đều bắt nguồn từ những việc làm không đúng đắn.

Một số người cho rằng, sự cố hay khủng hoảng là những điều không may mắn xảy đến với bản thân hay công việc. Một số khác lại nghĩ sự việc xảy ra rồi thì còn làm được gì nữa ngoài việc chấp nhận và đi dọn dẹp hậu quả.

Thực ra gốc rễ của mọi vấn đề đều xuất phát từ chính bên trong mỗi cá nhân hay tổ chức. Xử lý khủng hoảng đơn thuần chỉ là hoạt động đi dập ngọn lửa đang cháy.

Đối với mỗi cá nhân, khủng hoảng xảy ra đa số là do cách ứng xử và thái độ đối với sự việc xung quanh. Đối với một tổ chức, khủng hoảng có thể là hậu quả của những hành vi và thái độ không phù hợp với những chuẩn mực hoặc quy định đã đặt ra.

Trong nhiều tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn, các hoạt động quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng thường được ưu tiên hàng đầu. Trên thị trường, các khóa đào tạo về xử lý khủng hoảng được tổ chức liên tục với rất nhiều học viên. Nói vậy để bạn có thể hình dung ra tầm quan trọng của hoạt động này trong đời sống.

Tuy nhiên, dù có đặt là ưu tiên hàng đầu hay đổ “tiền tấn” ra theo học các lớp đào tạo, hoạt động xử lý khủng hoảng cũng thường chỉ để giải quyết phần ngọn.

Câu hỏi bạn đặt ra là làm sao không để xảy ra các sự cố hoặc các cuộc khủng hoảng? Hiển nhiên là trong cuộc sống, điều này là không bao giờ có. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra khủng hoảng, bảo vệ được danh tiếng, hình ảnh của cá nhân và tổ chức.

Tất cả giải pháp đều nằm ở “cái thái độ”.

Đó là thái độ của mỗi cá nhân trong tổ chức đối với công việc mà mình phụ trách. Đó là thái độ của mỗi nhân viên đối với sản phẩm và dịch vụ do công ty mình cung cấp. Đó là thái độ của người lãnh đạo đối với các hoạt động tuân thủ trong công ty. Trên hết, đó còn là thái độ của công chúng hay giới truyền thông đối với cách hành xử của công ty trên thị trường.

Ngày nay, có rất nhiều ví dụ cho thấy danh tiếng – tài sản giá trị nhất của một cá nhân và tổ chức – có thể được bảo vệ hoặc có thể bị hủy hoại hoàn toàn chỉ vì “cái thái độ”.

Chết vì cái thái độ là cuốn sách nhỏ tập hợp một số bài mà chuyên gia Khuất Quang Hưng đã viết trên blog cá nhân về quản trị danh tiếng và xử lý khủng hoảng từ năm 2014. Dữ liệu và thông tin trong các bài viết là tài liệu tham khảo, tổng hợp từ các nguồn tin đã được công bố rộng rãi như báo chí, các trang thông tin điện tử có giấy phép, website của các công ty, các tập đoàn trong và ngoài nước.

Cuốn sách này không nhằm mục đích đưa ra những đánh giá tiêu cực hoặc chỉ trích bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, hoặc cá nhân nào. Ngược lại, thông qua những sự việc có thật đã xảy ra, tác giả muốn phân tích và chia sẻ những điều nên hay không nên làm trong quản trị danh tiếng với góc nhìn của một người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Đây cũng chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hàng ngày.

Tác giả cũng không có ý định cung cấp các lý thuyết hay dạy cho bạn đọc những mô hình xử lý khủng hoảng cũng như không có ý định phổ biến hoặc ca ngợi những thủ thuật truyền thông đi ngược lại các giá trị đạo đức của người làm truyền thông. Chết vì cái thái độ hoàn toàn là những quan điểm cá nhân mà tác giả mong muốn được chia sẻ cùng bạn đọc khi bàn về chủ đề quản trị danh tiếng lý thú này.

Cuốn sách dành cho những người làm trong lĩnh vực quan hệ công chúng, doanh nhân và cả các bạn sinh viên yêu thích lĩnh vực truyền thông và báo chí.

Khi Bạn Trở Thành Tâm Điểm Của Truyền Thông

Trong xã hội công nghệ số như hiện nay, truyền thông chính là con dao hai lưỡi: vừa là phương tiện đưa một sản phẩm, một thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, vừa là “liều thuốc độc” giết chết một doanh nghiệp, một thương hiệu. Ai cũng biết không phải mọi thông tin trên các phương tiện đại chúng đều chính xác và là sự thật, nhưng để hiểu một cách có chọn lọc, kiểm soát được nó thì rất hiếm người có thể làm được.

Trả lời chất vấn của phóng viên là công việc đầy rủi ro. Mặc dù trông như một cuộc đối thoại đầy thẳng thắn, một cuộc phỏng vấn của báo giới thật ra hàm chứa cả một chiến lược đầy mưu mô và thủ đoạn. Nắm được cách nói chuyện với nhà báo giống như học được một ngôn ngữ. Người ta tưởng rằng chỉ cần phát biểu sự thật là đủ để tạo dựng uy tín và sự tin cậy; nhưng thực tế ít khi diễn ra như vậy.Trước sự quan tâm (đôi khi quá mức) của truyền thông, nếu ta xuất hiện với thái độ bộc trực thì không đủ; ta cần có kiến thức, cần được huấn luyện và hiểu rõ cách đưa tin của phóng viên.

Khi bạn trở thành tâm điểm của truyền thông chính là cuốn cẩm nang không thể thiếu cho mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp kiểm soát truyền thông theo hướng có lợi cho mính.

Tôi PR Cho PR

“Cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng từ 15 tuổi trở lên, bất phân ngành nghề và giới tính, bởi trong xã hội, ai cũng phải làm PR cho bản thân mình. Tất cả các bạn đều đã và đang làm PR cho bản thân mà không biết. Ngày Tết, các bạn thường hay đến thăm nhà sếp, mục đích là để tạo dựng mối quan hệ thân tình và chiếm thiện cảm của sếp, đó chính là một phần bản chất của PR. Bạn chuẩn bị tháo dỡ và xây nhà mới, tiếng ồn, khói bụi và sự bừa bãi của gạch vữa sẽ ảnh hưởng đến các gia chủ xung quanh, họ sẽ không chịu đựng được và cùng nhau làm đơn khiếu nại lên phường, bạn biết vậy nên vào một tối đẹp trời đã cất công sang từng nhà hàng xóm để trình bày trước sự việc bằng nụ cười chân thành, mục đích ngăn chặn một cuộc xung đột sắp xảy ra, đó chính là PR.

Bạn làm chủ một cửa hàng nho nhỏ với ba bốn nhân viên, thi thoảng bạn mời nhân viên đi ăn trưa hoặc tặng quà cho họ sau mỗi chuyến công tác, đó cũng tương tự PR đấy thôi. Bạn là phóng viên và cứ đến ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 lại nhận được thiệp chúc mừng từ các doanh nghiệp, rõ ràng bạn đang tiếp nhận một hình thức PR. Mục đích của quan hệ công chúng chỉ đơn giản là chiếm cảm tình của số đông và mọi động thái thay đổi nhận thức công chúng, xử lý khủng hoảng, giao tiếp hai chiều và những việc cụ thể liên quan như tổ chức sự kiện, viết bài PR, viết thông cáo báo chí, thành lập website và bản tin nội bộ cũng chỉ nhằm mục tiêu cao nhất là chiếm thiện cảm của công chúng. Khái niệm “Public Relations” lần đầu tiên được hai ông tổ của ngành PR là Edward Bernays và Ivy Lee đưa ra trước công chúng Mỹ vào thập niên đầu của thế kỷ 20, nhưng trên thực tế, như tôi đã nói ở trên, PR đã len lỏi vào mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại từ ngàn đời nay dù chưa chính thức và chưa được nâng lên thành một chuyên ngành riêng biệt. Thậm chí một số nhà nghiên cứu lịch sử PR còn cho rằng chính… Caesar Đại đế mới là người sáng tạo ra PR.

Trong cuốn sách này, tôi hạn chế tối đa ngôn ngữ học thuật để nhằm sự giải thích được lĩnh hội dễ dàng hơn đối với độc giả. Vả lại những cuốn sách PR học thuật đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường và được viết bởi những chuyên gia PR hàng đầu thế giới. Tôi thiết nghĩ mình không cần thiết phải viết thêm một cuốn sách học thuật nữa. Ở nhiều chương, tôi cũng sử dụng những câu chuyện có thật của các công ty và cá nhân người nổi tiếng ở Việt Nam để đưa ra phân tích trên phương diện PR..

Lời tựa

Thần Thoại Pr

Thần thoại PR là cuốn sách tuyển tập những chia sẻ thực tế từ quá trình làm nghề của một người thực hành truyền thông tại Việt Nam hơn mười năm qua. Sẽ không có hàng mớ công thức truyền thông chằng chịt, không có những bảng biểu thống kê chi tiết, những sơ đồ khoa học phức tạp, thay vào đó là những câu chuyện nhỏ có thể bạn đã đọc, đã nghe đâu đó, thậm chí đã gặp đâu đó. Sẽ không có những câu kết luận, triết lý mà bạn phải trầm trồ thán phục hàng tuần dài mà thay vào đó là những trải nghiệm cá nhân, những sai lầm ngớ ngẩn, những tình huống dở khóc dở cười. Với 9 chương, mỗi chương gồm một câu chuyện truyền thông lấy cảm hứng từ một bức tranh, một phần note điều thú vị người làm PR cần biết, một đoạn “tâm sự” về quãng đường học nghề và làm nghề của người viết và một bộ phim dân PR nên xem, tác giả đã mang đến cho độc giả cái nhìn sinh động và thú vị về nghề PR.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 cuốn sách hay về Makeup, trang điểm cho bạn rất nhiều bí quyết làm đẹp 9 cuốn sách hay về Makeup, trang điểm giúp bạn tìm ra phong cách trang điểm phù hợp với làn da của mình. Bạn sẽ học được rất nhiều…
5 cuốn sách dạy bé học số dễ dàng, rõ ràng và có hệ thống 5 cuốn sách dạy bé học đếm số cực kỳ dễ hiểu và rất hữu ích cho việc phát triển các kỹ năng học tập của các em. Count…
15 cuốn sách hay về du học đầy ắp thông tin hữu ích 15 cuốn sách hay về du học chia sẻ kinh nghiệm quý báu và chân thành của các tác giả về quá trình phấn đấu học tập của bản…
Back to top button