10 quyển sách hay về khảo cổ học chứa đựng nhiều giá trị lịch sử

10 quyển sách hay về khảo cổ học là hành trình khám phá vết tích quá khứ và lịch sử của con người. Được các nhà khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu để phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ.

Di Tích Khảo Cổ Việt Nam

Di tích khảo cổ là các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được các nhà khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ.Nhằm giới thiệu tới bạn đọc các thông tin tóm lược về các di tích khảo cổ nổi bật, tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là các di tích khảo cổ đã được Nhà nước xếp hạng, chúng tôi trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn sách: Di tích khảo cổ Việt Nam.

Khảo Cổ Học Nam Bộ Thời Tiền Sử

Công trình Khảo cổ học Nam Bộ được hình thành trên nền tư liệu thu thập từ dự án Điều tra cơ bản và hệ thống hóa tư liệu khảo cổ vùng Nam Bộ giai đoạn 1976 – 2005 do Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao cho trung tâm Khảo cổ học – Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện từ 2006 – 2010, được chia làm 2 giai đoạn:

  • Khảo cổ học Nam Bộ thời tiền sử
  • Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử

Horrible Knowledge: Khảo Cổ Dễ Sợ

Đầu tiên là những kẻ săn kho báu tham lam đi tìm những kho báu cổ xưa.

Tiếp theo là những người hùng đi tìm những lăng mộ bí mật đầy bùa yếm và bị lãng quên từ lâu.

Còn bây giờ chúng ta dùng máy tính để mang quá khứ trở lại. Đây là thứ tuyệt vời để đọc nếu bạn mê những di tích cổ xưa và muốn đào bới vào những bí mật kinh dị!

Hãy theo chân những nhà khảo cổ dưới nước gan dạ chui vào những hang động tử thần, tìm ra bộ mặt thật của chiếc đầu lâu, bật mí những bí mật ghê rợn của xác ướp vùng đầm lầy và những thứ kinh sợ thời tiền sử.

Thêm nữa: Đào bới quá khứ của chính bạn bằng những chỉ dẫn để trở thành một thám tử thời gian.

Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam – Tiềm Năng Và Triển Vọng

Từ nhiều thế kỷ trước đây, với tư cách là một quốc gia giữ vị trí cầu nối giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, lại nằm trên một trong hai tuyến chính của hệ thống hải thương Đông Nam Á, Việt Nam đã sớm có quan hệ với nhiều vương quốc, nhiều nền văn hóa và trung tâm kinh tế ở khu vực châu Á và thế giới.

Trong lịch sử, người Việt và các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sớm có truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế hải thương. Từ những thế kỷ trước, sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc ở phía Bắc, Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa ở miền Trung và Óc Eo – Phù Nam ở phương Nam đã có truyền thông khai thác biển, phát triển kinh tế, văn hóa biển và có nhiều mối liên hệ rộng lớn với thế giới bên ngoài.

Đến thế kỷ 10, trong thế đi lên của một dân tộc tự cường, các triều đại quân chủ Việt Nam đã chủ động thiết lập và mở rộng quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực. Trong suốt nhiều thế kỷ, các thương cảng của Việt Nam ở vùng biển đảo Đông Bắc (như Vân Đồn) hay miền Trung (mà tiêu biểu là các cửa ngõ giao thương vùng Nghệ – Tĩnh, Chiêm cảng – Hội An hay Thị Nại, Cù lao Phố, Hà Tiên…) đã có nhiều mối giao lưu rộng lớn với các quốc gia trong Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thuyền buôn và sứ thuyền từ Trung Quốc, Lưu cầu cũng như các vương quốc Chămpa, Java, Palembang, Sukhothay, Ayutthaya, Chân Lạp… đã đến thiết lập quan hệ thương mại với Việt Nam. Sự hưng thịnh của quan hệ bang giao, giao thương quốc tế cũng như sự hình thành hệ thống thương cảng ở khu vực Đông Á không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các dân tộc châu Á mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Ai Đã Viết Các Cuộn Bản Thảo Ở Biển Chết

Có phải giáo phái Essen là tác giả đích thực của các bản thảo nằm giữa Juda này? Norman Golb, giáo sư đại học Chicago, một chuyên gia quốc tế về Do Thái học, đã đưa ra một cách lý giải và được sự đồng tình của đa số các nhà khảo cổ học tiến bộ; nhờ vậy, một tia sáng mới soi rọi vào cái kho tàng ẩn chứa nhiều điều chưa được khám phá về Do Thái giáo thời cổ cũng như của Kitô giáo thời kỳ đầu.

Gợi ý

Đô Thị Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh Khảo Cổ Học Và Bảo Tồn Di Sản

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đo thị đặc sắc, đa dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn AND kéo dài vô tận mà trong đó sự “phát triển” kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng “bảo tồn” di sản văn hoá lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của vòng chuỗi xoắn. Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn là bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi.

Khảo Cổ Học Champa Khai Quật Và Phát Hiện

Cuốn sách Khảo cổ học Champa khai quật và phát hiện của Tiến sĩ Lê Đình Phụng – Viện Khảo cổ học vừa được xuất bản năm 2017, là người đã nghiên cứu về Khảo cổ học Champa rất lâu năm. Trích lời tác giả: Văn hóa Champa là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là nền văn hóa lớn, có bề dày hình thành và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử trên dải đất miền Trung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa Champa để lại di sản trên nhiều lĩnh vực vật thể và phi vật thể còn hiện diện cho đến ngày nay, trong đó những di sản vật thể chiếm vị trí quan trọng. Sự có mặt của các loại hình kiến trúc tháp, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, dấu vết những tòa thành cổ, những cảng thị cùng sự hiện diện của các lò gốm, những sản phẩm thủ công đã tạo nên diện mạo văn hóa champa vô cùng phong phú trong lịch sử.

Những cuộc khai quật khảo cổ học được tiến hành trong nhiều giai đoạn, nhiều cơ quan, nhiều thế hệ học giả, thực hiện trên nhiều lĩnh vực, mục đích khác nhau, tác giả cố “nhặt nhạnh” chắt lọc từ các báo cáo khoa học, những thông báo trong Những phát hiện mới về khảo cổ học hằng năm từ nhiều cơ quan, nhiều nhà nghiên cứu để tạo nên cuốn sách này.

Nội dung cuốn sách gồm 4 chương: 1/ Sơ lược về lịch sử và văn hóa Champa; 2/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học champa trước năm 1975 bao gồm các cuộc khai quật trên địa bàn bắc đèo Hải Vân và nam đèo Hải Vân; 3/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học Champa sau năm 1975; 4/ Những đóng góp của khảo cổ học vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Champa.

Bí Ẩn Về Lịch Sử Khảo Cổ

Mục lục:

  • Hóa thạch sọ Người vượn Bắc Kinh mất tích.
  • Bí ẩn muôn đời về tượng đời Trần.
  • Tục táng treo kì dị.
  • Bí mật bao phủ Kim tự tháp Ai Cập.
  • Thuyền gỗ hay là ngựa gỗ thành Troia?
  • Tranh cãi về hai cánh tay của bức tượng Thần vệ nữ.
  • Đằng sau nụ cười của nàng Mona Lisa.
  • Quê hương của người Gypsy ở đâu?

Khảo Cổ Học Tiền Sử Miền Trung Việt Nam

Cuốn sách là kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ được nghiệm thu xuất sắc: Nghiên cứu đánh giá giá trị lịch sử – văn hóa Việt Nam qua các di tích thời kỳ tiền sử ở miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1998 đến 2010 do PGS.TS Nguyễn Khắc Sử làm chủ nhiệm.

Cuốn sách đã bao quát các nguồn tư liệu khảo cổ học tiền sử miền Trung Việt Nam và đặt chúng trong bối cảnh rộng hơn, phác thảo khái quát diễn trình phát triển lịch sử văn hóa miền Trung Việt Nam từ thở bình minh của lịch sử, cách đây gần 1 triệu năm đến trước ngưỡng cửa của văn minh, cách đây khoảng 2 nghìn năm.

Tác giả đã phác dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội và chủ nhân các văn hóa tiền sử miền Trung Việt Nam; đồng thời xem xét giá trị lịch sử văn hóa của tiền sử vùng này trong bối cảnh rộng hơn.

Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:

  • Chương 1: Trình bày tổng quan tư liệu về địa lý nhân văn; tình hình phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học miền Trung, nhấn mạnh một số hiện tượng đặc thù của vùng như: động đất, núi lửa, biển tiến, biển thoái và các tác nhân khác ảnh hưởng tới cư dân biển tiền sử, giới thiệu sơ bộ một số tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo liên quan đến khảo cổ tiền sử miền Trung Việt Nam.
  • Chương 2: Trình bày tư liệu, xác định đặc trưng cơ bản về di tích và di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển, đánh giá giá trị lịch sử – văn hóa các nhóm di tích Đá cũ đã biết ở miền Trung.
  • Chương 3: Trình bày nội dung cơ bản 3 giai đoạn Đá mới ở miền Trung Việt Nam.
  • Chương 4: Trình bày diễn trình văn hóa tiền sử miền Trung Việt Nam, từ Đá cũ đến Đá mới, phác thảo môi trường sống, các hoạt động kinh tế, kết cấu tổ chức xã hội và chủ nhân các nhóm di tích, các văn hóa tiêu biểu.
  • Chương 5: xác định giá trị lịch sử văn hóa của các di tích tiền sử miền Trung Việt Nam thông qua việc phân tích so sánh các mối quan hệ văn hóa giữa tiền sử miền Trung và miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cũng như với một số nước Đông Nam Á.

Những Nền Văn Hóa Cổ Trên Lãnh Thổ Việt Nam

Sự tiếp biến lịch sử giúp các nền văn hóa có sự giao lưu, nhất là khi dân tộc Việt tiến dần về phía Nam. Trong nhiều công trình về các nền văn hóa sơ khai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những nét tương đồng và dị biệt của các nền văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Bắc Sơn… ở phía Bắc với những nền văn hóa Óc Eo, Sa Huỳnh phương Nam.

Khảo sát các nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta càng thêm tự hào vì tổ tiên tộc Việt với tinh thần dũng cảm, cần cù, trí thông minh đã gây dựng nên những nền văn hóa rực rỡ. Những di tích của nó đã vượt qua sự bào mòn của thời gian và trường tồn đến tận ngày nay như một minh chứng bất diệt: trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ, chế tác gốm sứ tinh xảo…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 cuốn sách hay về quản lý dòng tiền đúng đắn và hiệu quả 5 cuốn sách hay về quản lý dòng tiền giúp người đọc nắm được toàn bộ kiến thức nền tảng về quản lý và sử dụng dòng tiền hiệu…
9 cuốn sách hay về thời bao cấp phác họa rõ nét một thời kỳ cam go, thiếu thốn 9 cuốn sách hay về thời bao cấp tái hiện lại cuộc sống cam go, thiếu thốn, vất vả của người dân trong những năm đầu cả nước cùng…
11 cuốn sách dạy xem tướng hay mang tính ứng dụng cao 11 cuốn sách dạy xem tướng hay hướng dẫn cách quan sát thần thái, diện mạo, cử chỉ, lời nói, sở thích, thói quen... để đoán biết tính cách,…
Back to top button