Những quyển sách hay về Hậu Giang giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người Hậu Giang, vùng đất với thiên nhiên trù phú, trải qua bao cuộc chiến cam go bảo vệ đất nước nhưng tình người luôn thấm đẫm nơi đây.
Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang – Ba Thắc
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba Thắc được Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký.
Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay — khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng đất mới và cả “tương lai” mà tác giả lúc đó chưa thể biết..
Sơn Nam – Tìm Hiểu Đất Hậu Giang & Lịch Sử Đất An Giang
Tìm hiểu đất Hậu Giang là tác phẩm biên khảo đầu tiên của nhà văn Sơn Nam về vùng đất ông đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Hậu Giang là vùng đất hữu ngạn sông Tiền, nơi có đầy đủ cả văn minh miệt vườn và văn minh miệt thứ. Vùng đất đầy tiềm năng mới được khai phá nhiều từ cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
An Giang chỉ là một tỉnh trong đất Hậu Giang, nhưng là một tỉnh hội đủ các yếu tố địa lý của vùng đất Hậu Giang. Hiểu lịch sử đất An Giang là hiểu thêm về một vùng đất địa đầu của tổ quốc thời mở đất với bao biến thiên, bao cuộc chiến bảo vệ đất nước và hiểu thêm về tính cách con người của một vùng.
Thoại Ngọc Hầu Và Những Cuộc Khai Phá Miền Hậu Giang
Nguyễn Văn Hầu là nhà nghiên cứu đã khiêm tốn đi sâu vào lòng đất của vùng quê ruột thịt mà ông bà đã định cư từ trước. Nguyễn Văn Hầu đã đặt vùng đồng bằng phía Tây Nam trong trong cái nhìn của cả nước. Sách báo tham khảo khan hiếm, bạn bè chuyên khảo gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng anh đã cố công, đem tâm huyết nghiên cứu vùng quê đau khổ, xa xôi của mình và anh đã thành công rạng rỡ với quả đấm chiến lược “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang”.
Quyển sách khảo cứu này là có tầm cỡ cả nước. Với thời gian, ta thấy công tác tìm tư liệu khá thấu đáo, không sơ sài, chung chung. Khó có ai làm giỏi hơn, với đề tài nói trên. Công trình về Thoại Ngọc Hầu này, tôi tin chắc rằng ngày càng rạng rỡ, tạo cơ sở cho những người yêu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay và mãi mãi mai sau nghiên cứu thêm.
(Trích Lời giới thiệu của nhà văn Sơn Nam)
Cùng danh mục: