5 cuốn sách hay về độc tài, sức mạnh quyền lực và những ảnh hưởng của họ

5 cuốn sách hay về độc tài sẽ khiến người đọc liên tưởng đến quyền lực, sự tham nhũng và sức mạnh của một kẻ độc tài.

Adolf Hitler – Chân Dung Một Trùm Phát Xít

Adolf Hitler – Chân Dung Một Trùm Phát Xít

Adolf Hitler – chân dung một trùm phát xít là tác phẩm đồ sộ và chi tiết bậc nhất từng có về Adolf Hitler. Với những phân tích sâu sắc và sáng rõ dựa trên một lượng lớn các nguồn tài liệu chưa công bố cùng các cuộc phỏng vấn 200 người từng là đồng sự hoặc từng tiếp xúc với Hitler, Toland đã vén bức màn phủ kín xung quanh tên trùm phát xít, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ và rõ ràng nhất về nhân vật vô cùng đặc biệt này.

Một cuốn sách đã bán hơn 370.000 bản trên toàn nước Mỹ, một cuốn sách đáng đọc đầu tiên mà bất cứ độc giả nào quan tâm tới Hitler và cuộc chiến tranh châu Âu giai đoạn này nên tìm Toland đã cặn kẽ phân tích con đường tiến thân của Hitler từ thời niên thiếu, trưởng thành cho đến khi đứng trên đỉnh cao tội ác cùng những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới tâm lý cũng như những tội ác mà ông đã gây ra cho nhân loại nói chung và dân tộc Do Thái nói riêng.

Phiên bản mới này được Omega Plus hiệu chỉnh nội dung và bổ sung mục chú thích các nhân vật, tài liệu được phỏng vấn và trích dẫn.

Cuộc Đời Ngắn Ngủi Và Lạ Kỳ Của Oscar Wao

Cuộc Đời Ngắn Ngủi Và Lạ Kỳ Của Oscar Wao

Mọi chuyện chẳng bao giờ dễ dàng đối với Oscar, một anh chàng dễ thương nhưng thừa cân kinh khủng sống ở khu người Do Thái, một người New Jersey lãng mạn với giấc mơ trở thành nhà văn J.R.R Tolkien của Dominica và trên hết là giấc mơ tìm thấy tình yêu. Thế nhưng, Oscar không bao giờ nhận được điều mình mong muốn, bởi fukú chiếu vào cung tình duyên. Đó là một lời nguyền cổ xa đeo bám gia đình Oscar suốt nhiều thế hệ, khiến họ phải chịu cảnh tù tội, tra tấn, những tai ương thảm khốc và nhất là bệnh tật. Oscar, người không ngừng mơ tưởng đến nụ hôn đầu đời chỉ là nạn nhân mới nhất của lời nguyền đó – cho đến mùa hè định mệnh ấy, Oscar quyết định sẽ trở thành nạn nhân cuối cùng của lời nguyền.

Với nguồn sinh lực và vốn hiểu biết đáng nể, tác giả Junot Diaz đưa chúng ta chìm đắm vào cuộc đời náo động của vị anh hùng Oscar, cô chị gái Lola, bà mẹ Belicia xinh đẹp dữ tợn của họ, đồng thời tham gia chuyến hành trình sử thi của gia đình đó từ Santo Domingo đến Washington Heights rồi tới Bergenline ở New Jersey, sau đó quay trở về.

Hàn Quốc Dưới Chế Độ Độc Tài Phát Triển Park Chung Hee (1961 – 1979)

Hàn Quốc Dưới Chế Độ Độc Tài Phát Triển Park Chung Hee (1961 – 1979)

Ngày 16/5/1961, Tướng Park Chung Hee tiến hành một cuộc đảo chính quân sự, chính thức nắm quyền ở Hàn Quốc và trở thành người nắm giữ vị trí đứng đầu đất nước lâu nhất trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại. Cuộc đảo chính của Park Chung Hee thành công đã kết liễu chế độ dân chủ đại nghị và đặt cơ sở cho sự xác lập và hoạt động của một mô hình quản lý xã hội mới, đồng thời thiết lập nên “Kỷ nguyên Park Chung Hee” (1961-1979). Qua đánh giá của các chính khách cũng như các học giả, Park Chung Hee là người lạnh lùng, có năng lực nhưng rất độc tài và chuyên chế. Chế độ độc tài Park Chung Hee được gọi là chế độ “Độc tài phát triển” (Developmental Dictatorship), là chế độ chính trị xác lập nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị để tiến hành thành công hiện đại hóa kinh tế. Có nhiều nhận định trái ngược nhau về vai trò và sự lãnh đạo của Park Chung Hee trong thời gian ông nắm quyền tổng thống Hàn Quốc.

Trong quá trình cầm quyền, Park Chung Hee đã thiết lập ở Hàn Quốc một chế độ độc tài quân sự mang tính chất chuyên chế, độc đoán, phi dân chủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời kỳ cầm quyền “độc tài” của Park Chung Hee đã trở thành nền tảng của kinh tế Hàn Quốc ngày nay. Chính sự thâu tóm quyền lực đã giúp Park Chung Hee có thể đưa ra những quyết sách tập trung cho sự phát triển đất nước, góp phần định hướng cho sự phát triển của xã hội Hàn Quốc về sau, đó là con đường quá độ lên chủ nghĩa tư bản hiện đại. Bên cạnh giáo dục được xem như quốc sách hàng đầu, có hai chính sách nổi trội khác cần phải kể đến là chương trình Saemaul (phong trào Cộng đồng mới) nhằm canh tân nông thôn và chính sách ưu đãi dành cho các Chaebol nhằm tạo ra những quả đấm thép để phát triển nền công nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, cốt lõi của những thành công của Park Chung Hee là việc tập trung phát triển tối đa nội lực con người để làm tiền đề cho sự thay đổi về các phương diện khác. Hiện nay, Hàn Quốc đã là một nền kinh tế phát triển cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân phát triển. Để đạt được tất cả những thành tựu đó không thể không nhắc tới những đóng góp to lớn của chế độ độc tài Park Chung Hee, đặc biệt là những chính sách phát triển kinh tế của ông trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Hàn Quốc. Có thể nói, việc tham chiếu quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc thời kỳ Park Chung Hee sẽ giúp chúng ta rút ra được những bài học quý báu cho công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam hiện nay.

Để giúp bạn đọc có thể tiếp cận tốt, tác giả đã trình bày khá đầy đủ những cơ sở lý luận về chế độ độc tài (Dictatorship), trong đó nhấn mạnh đến phạm trù Độc tài phát triển (Developmental Dictatorship). Những cơ sở này góp phần làm nền tảng lý luận giúp độc giả có thể tiếp cận tốt hơn đối tượng nghiên cứu – chế độ độc tài Park Chung Hee ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dày công phục dựng lại cơ bản sự phát triển đầu tiên của Hàn Quốc thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Syngman Rhee (1948-1960) làm tiền đề cho sự ra đời của chế độ độc tài phát triển Park Chung Hee. Trong đó phần 3, được xem là phần trọng tâm của tập sách, tập trung trình bày quá trình cầm quyền của Park Chung Hee ở Hàn Quốc (1961-1979). Đặc biệt, tập sách đi sâu phân tích những hoạt động của Park Chung Hee trên cơ sở những chủ trương, chính sách cai trị trong suốt 16 năm nắm quyền trên nhiều lĩnh vực, cũng như những biến động diễn ra trong nội bộ đất nước Hàn Quốc suốt thời gian cầm quyền của Park Chung Hee trên nhiều phương diện, đặc biệt là chính trị và kinh tế. Nhìn chung, thông qua tập sách, người đọc có thể có một góc nhìn tương đối đầy đủ về một giai đoạn đặc biệt nhất trong lịch sử Hàn Quốc, từ đó có thể đưa ra được những đánh giá, lý giải của riêng mình về thời kỳ cầm quyền của Park Chung Hee ở Hàn Quốc. Cuốn sách được xem là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người quan tâm đến lịch sử Hàn Quốc hiện đại.

Nothing to Envy: Ordinary Lives in North Korea

Nothing to Envy: Ordinary Lives in North Korea

Nothing to Envy: Ordinary Lives in North Korea là câu chuyện về sáu người Bắc Triều Tiên hơn mười lăm năm đầy thay đổi và hỗn loạn. Một nhà lãnh đạo mới, Kim Jong-il, đã gia tăng quyền lực của mình sau cái chết của cha, Kim Il-sung. Các chính sách của nhà lãnh đạo mới đã dẫn đến một nạn đói tàn phá đã giết chết một phần năm dân số.

Nhà báo từng đoạt nhiều giải thưởng Barbara Demick đưa chúng ta vào cuộc sống của những người dân sống ở Bắc Triều Tiên, một trong những chế độ toàn trị đàn áp nhất hiện nay. Chúng ta sẽ thấy một cuộc sống như thế nào đối với những người không được kết nối với Internet, trong một quốc gia mà chính phủ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông, bất cứ ai thể hiện tình cảm ở nơi công cộng bị trừng phạt. Trong chế độ này, bạn phải xem những gì bạn nói bởi vì nó có thể là mở đầu cho cuộc sống hoặc cái chết. Trong xã hội này, thậm chí một nhận xét nhỏ có thể gây ra đủ để bị phạt tù.

Demick đưa chúng ta sâu vào bên trong Triều Tiên, ngoài tầm với kiểm duyệt của chính phủ. Tác giả cho chúng ta thấy những người thực sự sống dưới chế độ độc tài, đã yêu thương, nuôi sống gia đình và đấu tranh để sinh tồn như thế nào..

Nothing to Envy là một bổ sung đột phá cho văn học về chủ nghĩa toàn trị và một cái nhìn mở rộng về một thế giới khép kín đang ngày càng có tầm quan trọng trên toàn cầu.

1984

1984

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 quyển sách hay về âm trạch đi từ lý luận đến thực tiễn 9 quyển sách hay về âm trạch kiến giải toàn bộ lý thuyết âm trạch, cách vận dụng để đón cát tránh hung, thu lợi bỏ hoạ, đồng thời…
11 quyển sách hay về các bệnh tâm lý bất kỳ ai cũng nên đọc 11 quyển sách hay về các bệnh tâm lý giúp người đọc hiểu hơn về mức độ nguy hại của căn bệnh tâm lý đang lan rộng trong cuộc…
7 cuốn sách dạy uốn cây cảnh hay cung cấp cho bạn những bí quyết nhà nghề 7 cuốn sách dạy uốn cây cảnh hay hướng dẫn các kỹ thuật vô chậu, uốn cây, sửa thế, tạo dáng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật…
Back to top button