7 cuốn sách hay về dân chủ xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo

7 cuốn sách hay về dân chủ nhấn mạnh đến nguyên lý và tinh thần của dân chủ trong đời sống tinh thần, chính trị và xã hội con người.

Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện (Representative government), Bàn Về Tự Do (On Liberty) và Chủ Nghĩa Công Lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994).

Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay?

“Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử.

Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.” – Lời của người dịch

Gợi ý

Thuyết Công Lợi

Thuyết Công lợi nhấn mạnh đến nguyên lý dân chủ khi coi mọi người, bất kể giai cấp, giới tính, trình độ, đều được đánh giá ngang nhau. Thuyết này cũng nhấn mạnh rằng hạnh phúc và lạc thú của mỗi cá nhân đều bình đẳng. Do đó, khi hoạch định chính sách, hay đề xuất lập pháp, phải xem xét hậu quả của từng vấn đề. Và nguyên tắc cơ bản phải là, hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất (greatest happiness to the greatest number of people).

Bàn Về Tự Do

Khác với việc tiếp cận các học thuyết tư tưởng phương Đông, việc tiếp cận các trào lưu tư tưởng tinh hoa của phương Tây đối với độc giả Việt Nam đã và vẫn đang gặp phải không ít khó khăn. Không nói tới các nhà tư tưởng cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle, v.v… mà ngay cả các nhà tư tưởng cận đại của phong trào Khai sáng, độc giả cũng hiếm có cơ hội để có được bản dịch các tác phẩm kinh điển quan trọng. Nhìn tổng thể, có thể nói các sách biên khảo khoa học và các học thuyết quan trọng của phương Tây vẫn chưa được giới thiệu một cách nghiêm túc và hệ thống ở Việt Nam.

Khoảng trống về đề tài quan trọng này là điều bất lợi lớn với một đất nước đang muốn xây dựng nền kinh tế tri thức và mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá với các nước phát triển. Trên tinh thần mong muốn truyền tải những tư tưởng đó, bồi đắp thêm những khoảng trống về tri thức còn thiếu hụt, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bản dịch luận văn Bàn về tự do (On Liberty – 1859) của John Stuart Mill qua bản dịch của Nguyễn Văn Trọng.

Mặc dù được viết ra cách đây đã gần 150 năm nhưng Bàn Về Tự Do vẫn còn nguyên giá trị và là tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Thời Canh tân Minh Trị ở Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân tộc.

Gợi ý

Nền Dân Trị Mỹ

Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tác giả không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tác giả muốn lo nghĩ cho tương lai.

Theo tác giả, nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tùy thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:

  • Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?
  • Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?
  • Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

Dân Chủ Và Giáo Dục

“Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục.

Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức.

Các lý luận đó đã được phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục có hiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiện đầy đủ cái lý tưởng dân chủ. Như [nội dung] cuốn sách này sẽ dần dần bộc lộ, triết lý được trình bày ở đây gắn sự trưởng thành của dân chủ với sự phát triển của phương pháp thực nghiệm trong các môn khoa học, các khái niệm về tiến hóa của khoa sinh học, và sự tái tổ chức lại nền công nghiệp, đồng thời chỉ ra những thay đổi trong nội dung và phương pháp của giáo dục do sự đòi hỏi của những phát triển đó.” (trích Lời nói đầu)

Đảng Chính Trị Và Nhóm Lợi Ích Trong Các Nền Dân Chủ Phương Tây Hiện Đại

Cuốn sách tập hợp những chuyên luận của tác giả đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành, được chia làm hai phần:

  • Phần thứ nhất: Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền dân chủ phương Tây hiện đại
  • Phần thứ hai: Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền dân chủ Mỹ hiện đại.

Tự Do Kinh Tế Và Chính Thể Đại Diện

Cuốn sách Tự Do Kinh Tế Và Chính Thể Đại Diện tập hợp các bài tiểu luận chính trị của F.A.Hayek bàn về tự do kinh tế và chính thể đại diện, xu hướng của nền kinh tế dân chủ, giới tri thức, chủ nghĩa xã hội và khoa học.

Trong cuốn sách, Giáo sư Hayek không chỉ nhấn mạnh các mối đe dọa đối với chế độ dân chủ đến từ các cố gắng ngăn chặn lạm phát bằng các “chính sách thu nhập”, mà còn chỉ ra những phương cách có thể ngăn chặn được những mối đe dọa này.

Ba mươi năm trước, Joseph Schumpeter đã đặt ra vấn đề rằng liệu nền kinh tế tự do có thể vận hành được trong một hệ thống chính thể đại diện nhạy cảm với áp lực từ phái đa số, và liệu dưới áp lực này, nền kinh tế tự do có phải chấp thuận nhượng bộ và cung phụng cho các nhóm lợi ích của giới tư bản hoặc lao động hay không. Với việc nêu lại vấn đề này, Giáo sư Hayek đã hướng sự chú ý đến thế tiến thoái lưỡng nan chính yếu và cố hữu của nền dân chủ nghị viện.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

7 quyển sách hay về chất độc bất kỳ ai cũng nên đọc 7 quyển sách hay về chất độc giúp độc giả hiểu thêm về sự hình thành, phát tán của các chất độc đồng thời đưa ra cách chẩn đoán…
5 cuốn sách học tiếng Nga hay đi từ cơ bản đến nâng cao 5 cuốn sách dạy bạn học tiếng Nga hay thông qua các hướng dẫn dễ hiểu, toàn diện và được viết chi tiết nhất. Giao Tiếp Tiếng Nga Cho…
15 quyển sách hay về ung thư bổ sung nhiều kiến thức cho chúng ta 15 quyển sách hay về ung thư mang đến những kiến thức bổ ích cho bệnh nhân trong điều trị ung thư và cho tất cả những người khỏe…
Back to top button