9 cuốn sách hay về đại suy thoái cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh

9 cuốn sách hay về đại suy thoái liệt kê chi tiết những nguyên nhân quan trọng đẩy thế giới đến bờ vực đại suy thoái và thảo luận về những phương thức bạn có thể áp dụng để bảo vệ bản thân cũng như vượt qua được trong thời gian khó khăn này.

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

“Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Stiglitz, trong khi không dành quá nhiều giấy mực vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm”, đã nỗ lực để phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế. Vượt ra ngoài các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động kinh tế, tác giả còn trình bày nhiều vấn đề từ góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội.

Ít ai đủ khả năng để nhận định tốt hơn Joseph E. Stiglitz về giai đoạn biến động này. Là người được trao giải Nobel Kinh tế năm 2001, Stiglitz là “một nhà kinh tế học cực kỳ vĩ đại, đến nỗi người ta không thể thực sự đánh giá đúng được tầm vóc của ông nếu như không chuyên sâu vào lĩnh vực này” (Paul Krugman, New York Times). Trong cuốn Rơi tự do, Stiglitz đã lần theo các nguồn gốc của đợt suy thoái quy mô lớn, tránh xa những câu trả lời qua quít và phá tan lập luận cho rằng nước Mỹ cần có thêm những đợt giải cứu trị giá hàng tỷ dollar và để cho các tổ chức “quá lớn đến mức không thể sụp đổ” được tự do làm theo ý muốn của họ, trong khi đó ông cũng phác họa nên những giải pháp thay thế và cho thấy ngay trong thời điểm hiện nay thì vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác có thể tạo ra sự khác biệt. Hệ thống đã đổ vỡ, và chúng ta chỉ có thể chỉnh sửa nó bằng cách tìm hiểu các luận thuyết nền móng đã dẫn dắt chúng ta đi vào con đường “chủ nghĩa tư bản bong bóng” kiểu mới này.

Đi qua nhiều chủ đề liên quan đến cuộc khủng hoảng, Stiglitz tranh luận một cách thuyết phục về việc khôi phục lại sự cân bằng giữa chính phủ và các thị trường. Hoa Kỳ là một quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn – về y tế, năng lượng, môi trường, giáo dục và sản xuất – và Stiglitz làm rõ từng vấn đề trong bối cảnh một trật tự mới nổi lên của nền kinh tế toàn cầu. Một trận chiến đang diễn ra giữa các ý tưởng về việc đâu là loại hình hiệu quả đối với chế độ tư bản, cũng như việc tái cân bằng quyền lực kinh tế thế giới, sẽ xây dựng nên trật tự đó. Sau cùng thì trận chiến có thể sẽ cho thấy các lý thuyết cho rằng thị trường “có lý trí” là sai lầm, hoặc phủ nhận quan điểm cho rằng sự thống trị kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ là đương nhiên và không thể động đến.

Gợi ý

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Xét trên cả hai phương diện kinh tế và tiền tệ, nước Mỹ đều có thể được ví như trò chơi xếp hình của trẻ con: nhìn từ bên bên ngoài thì hấp dẫn nhưng bên trong lại là một thảm hoạ sắp diễn ra. Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, từ vai trò là người cho vay lớn nhất, đất nước này đã trở nên thành kẻ vay nợ lớn nhất thế giới, giá trị đồng đô la giảm sút, và sản xuất nội địa đã phải nhường chỗ cho những ngành dịch vụ không thể xuất khẩu được. Tình trạng này rất có thể sẽ gây ra thảm hoạ cho chính những nhà đầu tư độc lập song nó cũng mang lại những cơ hội hiếm có nếu bạn được chuẩn bị tinh thần.

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, 7 năm 4 ngày sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ lại phải hứng chịu một cơn chấn động dữ dội: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

Xuất bản năm 2007, tức là một năm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra, cuốn sách Miếng bánh ngon bị bỏ quên – Kiếm lời từ khủng hoảng tài chính (Crash Proof: How to Profit from the Coming Economic Collapse) đã dự đoán về những hậu quả nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai có thể gây ra cho các nhà đầu tư Mỹ. Peter D. Schiff – tác giả của cuốn sách – phân tích quá trình dẫn tới khủng hoảng bằng cách trả lời những câu hỏi có ý nghĩa quan trọng: Tại sao bong bóng thị trường chứng khoán vỡ lại làm sinh ra bong bóng thị trường bất động sản? Tại sao những người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sau bài học đau đớn trong việc vạch ra chính sách ứng phó trước khủng hoảng thời kỳ Đại suy thoái (thập niên 1930), nay lại vẫn vấp phải sai lầm tương tự?…

Nước Cho Voi

Nước Mỹ năm 1931, bóng đen của cơn Đại Suy thoái đang bao trùm. Chàng thanh niên hai mươi ba tuổi Jacob đứng trước một quyết định phiêu lưu nhưng lãng mạn nhất cuộc đời mình: rời bỏ trường đại học danh giá Cornell và tham gia vào một gánh xiếc rong. Và rồi chờ đợi Jacob ở phía trước là thế giới xiếc rực rỡ, hào nhoáng song cũng đầy khắc nghiệt, thủ đoạn, là mối tình với người vợ xinh đẹp của ông chủ điên rồ, là một bí mật không thể chia sẻ trong suốt bảy mươi năm…

Nước cho voi ngồn ngộn sức sống với những chi tiết lịch sử có thật về thời kỳ Đại Suy thoái của nước Mỹ, về những gánh xiếc rong trong những năm 30 của thế kỷ XX. Lọt vào danh sách bestseller trong nhiều tuần của một loạt các tạp chí danh tiếng như New York Times, Los Angeles Times, A USA Today, tác phẩm đã chứng tỏ sức hấp dẫn không thể cưỡng của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái

Đa số các nhà kình tế, trong mức độ mà họ suy nghĩ về đề tài này, đều cho rằng cuộc Đại suy thoái của thập niên 1930 chí là một thảm họa vu vơ và không cần thiết. Phải chi Herbert Hoover không cố gắng cân bằng ngân sách trong bôi cánh kình tế suy thoái; phải chi Cục Dự trữ Liên bang không báo vệ chế độ bản vị vàng bất chấp cái giá phái trả là nền kinh tế quốc nội; phải chi người ta cung cấp thanh khoán cho các ngân hàng gặp khó khăn để làm dịu sự sợ hãi trong hệ thống ngân hàng những năm 1930-31… thì vụ sụp đố cúa thị trường chứng khoán năm 1929 cũng chí dân tới một cuộc suy thoái bình thường, không đáng để ý và chắc chắn sẽ rơi vào quên lãng. Do các nhà kinh tế và những nhà làm chính sách đã “thuộc bài”… dường như một cuộc Đại suy thoái tương tự sẽ không bao giờ có cơ may xảy ra nữa. Liệu điều này có đúng hay không?

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Cách đây hơn 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.​

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Trong quyển sách Zero hour này, ông ấy và Andrew Pancholi (tác giả các “Báo cáo định thời điểm thị trường”) giải thích tất cả các chu kỳ này, các chu kỳ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ định giá tiền tệ đến kết quả bầu cử, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đến tỷ lệ sinh sản ở Châu Âu. Bạn sẽ biết được, ví dụ:

  • Tại sao các công nghệ được thổi phồng nhất trong thời gian gần đây (xe hơi tự lái, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain) không thể phát triển cho đến thập niên 2030.
  • Tại sao Trung Quốc có thể là một bong bóng lớn nhất trong niên kinh tế toàn cầu (và bạn sẽ là một gã ngốc nếu đầu tư vào đây)
  • Tại sao bạn nên đầu tư vào ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc y tế, và thoát ra khỏi thị trường bất động sản và xe hơi

Cuộc Chiến Phố Wall

Kể từ thời khai sinh chế độ Công hòa , người Mỹ đã phản bận tâm với các câu hỏi về ngân hàng , tiền và tín dụng, với quyền lực của chúng ta với vấn đề kép – làm thế nào để tạo ra các tập đoàn khi trong ki đồng thời hạn chế sức phá hoại của của chúng. Từ giá trị của tiền tệ trong túi mọi người đến bản chất của tiền tệ và mối liên hệ của nó với tiền giấy và kim loại , các nhà kinh tế , nông dân và các nhà máy đã liên tục đưa ngành ngân hàng vào trung tâm chính trị của Mỹ. Không nhiều chủ đề gây ra tranh cãi hay kiên kết chặt chẽ cuộc chiến , nề chính trị và cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ đến vậy.

Cuốn sách cung cấp lịch sử ngắn gọn về tàu chính nước Mỹ, hình thức tập đoàn và tập trung vào các cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng kể từ năm 1929, khi bối cảnh pháp lý mà chúng ta biết phần lớn là hình thành: cuộc khủng hoảng tiết kiệm của thập niên 1980, sự sụp đổ của gã khổng lồ ngành năng lượng Enron với một loạt vụ bê bối kế toán , và cuộc khủng hoảng nhà đất với cái tên Đại suy thoái. Mỗi thảm họa đều phát triển từ khủng hoảng trước đó. Việc kể các câu chuyện trên theo trình tự sẽ giúp mình họa mối tương quan giữa chúng và cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết để lường trước và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Hàng ngày, tất cả chúng ta đều tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, internet v.v… cũng đầy rẫy những bài viết, phân tích hay đưa tin về các sự kiện kinh tế.

Tuy nhiên, với đa số người dân, kinh tế học dường như vẫn là điều gì đó khó hiểu, trừu tượng, một lĩnh vực mà chỉ các “chuyên gia” mới biết và dám bàn đến mà thôi.

Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây nhiều học giả kinh tế nước ngoài đã bắt đầu biên soạn những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, nhằm giới thiệu đến độc giả đại chúng những khái niệm cơ bản nhất của kính tế học, hy vọng giúp lĩnh vực khô khan này trở nên gần gũi hơn với mọi người. Cuốn sách này cũng nằm trong số đó.

Của Chuột Và Người

Lấy bối cảnh nước Mỹ thời Đại suy thoái, cuốn tiểu thuyết mỏng đã trở thành kinh điển này kể một câu chuyện chân thực và hấp dẫn, dù bi kịch, về hai kẻ bên lề cố gắng tìm lấy một chỗ cho mình trong một thế giới nghiệt ngã. Lang thang khắp nơi tìm việc, George và Lennie, người bạn to lớn ngờ nghệch của hắn, chẳng có gì ngoài nhau và một giấc mơ chung: rằng một ngày nào đó họ sẽ kiếm đủ tiền để mua một trang trại. Nhưng rồi cũng như trong câu thơ của Robert Burus đã gợi cảm hứng cho nhan đề tác phẩm này, như trong chính cuộc đời này, những dự định tốt nhất thường đổ bể, những giấc mơ đẹp nhất thường không thành, mọi hy vọng của họ đã bị kết liễu ngay khi số phận đẩy Lennie ngờ nghệch đến chỗ gây ra một tội lỗi bất khả sửa chữa, để rồi từ đó hy vọng lao thẳng tới thất vọng và tất cả rơi vào một kết cục bi thảm không thể vãn hồi.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

7 cuốn sách hay về cây ăn quả hữu ích với những người làm nông nghiệp 7 cuốn sách hay về cây ăn quả giải đáp những câu hỏi thường gặp, những vấn đề thường gặp của cây trồng ăn quả. Sách được tổng hợp,…
5 cuốn sách hay về năng lượng vũ trụ tiềm ẩn trong con người 5 cuốn sách hay về năng lượng vũ trụ trình bày một số lý thuyết về nguồn năng lượng vũ trụ tiềm ẩn, cách luyện tập để kiểm soát…
5 cuốn sách hay về quản lý dòng tiền đúng đắn và hiệu quả 5 cuốn sách hay về quản lý dòng tiền giúp người đọc nắm được toàn bộ kiến thức nền tảng về quản lý và sử dụng dòng tiền hiệu…
Back to top button