5 quyển sách hay về chất liệu vải, các loại vải trình bày về nguồn gốc, đặc tính của các loại vải và tính ứng dụng của mỗi loại trong ngành công nghiệp dệt, may mặc và thời trang.
Giáo Trình Chuẩn Bị Dệt
Trong đời sống hàng ngày, vải là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Có nhiều loại vải đã được sản xuất: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt và các loại vải khác được dệt theo công nghệ phối hợp. Công nghệ sản xuất mỗi loại vải cũng có những điểm khác biệt.
Đối với vải dệt thoi nói chung, qui trình công nghệ sản xuất gồm: sản xuất sợi, chuẩn bị dệt, dệt vải, kiểm tra và làm sạch vải, xử lý hoàn tất vải. Cuốn sách này cung cấp đầy đủ kiến thức về các vấn đề trên.
Nội dung sách bao gồm 5 chương:
- Chương 1. Quấn ống
- Chương 2. Mắc sợi
- Chương 3. Hồ sợi
- Chương 4. Luồn, nối tiếp sợi dọc
- Chương 5. Quấn suốt và làm ẩm sợi ngang
Sách được dùng làm tài liệu phục vụ học tập của sinh viên, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, học viên cao học và cán bộ quản lý ngành dệt.
Giáo Trình Cấu Trúc Sợi
Vải dệt thoi hay vải dệt kim phục vụ cho ngành may mặc thời trang, trang trí nội thất, thể thao, du lịch, kỹ thuật hay các mục đích công nghiệp, dân dụng và quân sự khác nhau đều được dệt ra từ sợi. Các phương pháp kéo sợi khác nhau từ hỗn hợp nguyên liệu khác nhau cho phép tạo ra các loại sợi khác nhau về bản chất cấu trúc, chất lượng, tính chất cơ lý, tính tiện nghi cũng như tính thời trang và thẩm mỹ.
Cấu trúc sợi được tạo ra từ xơ hoặc hỗn hợp nguyên liệu xơ quyết định đến chất lượng, ngoại quan hình học và các tính chất cơ lý của sợi.Việc trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về cấu trúc sợi cho phép sinh viên và cán bộ kỹ thuật ngành Dệt May hiểu rõ các nguyên lý tạo sợi cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng sợi, các đặc trưng cấu trúc cũng như ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các cấu trúc sợi khác nhau. Cuốn sách này được biên soạn nhằm đáp ứng những yêu cầu về kiến thức như trên.
Nội dung sách bao gồm các chương:
- Chương 1. Tổng quan về cấu trúc sợi
- Chương 2. Cấu trúc sợi cổ điển
- Chương 3. Cấu trúc sợi OE rôto
- Chương 4. Cấu trúc sợi ma sát
- Chương 5. Cấu trúc sợi dòng khí
- Chương 6. Kết luận và so sánh
Vật Liệu Dệt May
Trong những năm gần đây ngành dệt may phát triển rất nhanh, kim ngạch xuất khẩu năm 2006 dự kiến đạt 5.5 tỷ USD tăng 6.4 lần so với năm 1995, các chương trình tăng tốc đầu tư phát triển ngành dệt may được đặc biệt quan tâm, nhiều thiết bị kéo sợi và công nghệ dệt hiện đại và đồng bộ được trang bị, các sản phẩm dệt hoàn tất với nhiều mẫu đẹp, đa dạng, phong phú được sản xuất để cung cấp cho ngành may đã góp phần quan trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc.
Với xu thế phát triển đó, giáo trình Vật liệu dệt may được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập cho sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng và là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ kỹ thuật ngành dệt may.
Giáo trình Vật liệu dệt may trình bày những kiến thúc cơ bản về tính chất, cấu trúc cơ lý hóa của các loại vải thông dụng trong ngành may: Vải dệt thoi, phạm vi ứng dụng trong việc lựa chọn nguyên phụ liệu để thiết kế sản phẩm may mặc. Đây là một giáo trình có chất lượng và giá trị về mặt kiến thức giúp cho sinh viên nắm vững các đặc điểm, cấu trúc, tính chất các loại nguyên liệu, phụ liệu để có biện pháp xử lý thích hợp trong quá trình thiết kế gia công sản xuất trong may công nghiệp.
Mục lục:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Phân loại tính chất nguyên liệu dệt
- Chương 2: Tính chất lý hoá của sợi dệt
- Chương 3: Cấu trúc và phân loại vải
- Chương 4: Công nghệ nhuộm – in hoa – xử lý vải
- Chương 5: Lựa chọn vải cho trang phục và phương pháp nhận biết, bảo quản hàng may mặc
- Chương 6: Phụ liệu may
- Phụ lục
- Tài liệu tham khảo
Giáo Trình Quá Trình Hoàn Tất Vải
Quá trình hoàn tất vải là môn học quan trọng nằm trong khối kiến thức của chương trình đào tạo kỹ thuật và cử nhân ngành công nghệ may của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, và đây cũng là những nội dung cần phải nắm vững của các kỹ sư trong ngành dệt. Môn học này cung cấp những nội dung cơ bản về quá trình xử lý vải sau khi dệt thành vải thành phẩm, có thể đem ra tiêu thụ trên thị trường. Các xử lý hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng của vải và các sản phẩm từ vải.
Thực tế, quá trình hoàn tất vải được chia thành nhiều giai đoạn và có công nghệ tiền xử lý, công nghệ nhuộm – in hoa, công nghệ hoàn tất hóa lý. Do vậy, để nắm vững nội dung môn học Quá trình hoàn tất vải, sinh viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về vật liệu dệt như nguồn gốc cấu tạo, tính chất hóa học, tính chất vật lý, phạm vi ứng dụng của xơ sợi dệt nói chung, đồng thời cũng cần phải trang bị trước cơ sở lý thuyết để tiếp cận môn học như kiến thức về hóa học hữu cơ, cơ học, quang học, nhiệt học và toán học ứng dụng.
Nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình hoàn tất của vải, giáo trình này được chia làm 06 chương gồm:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công nghệ hoàn tất vải như một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản, phân loại, phương pháp và thiết bị sử dụng trong công nghệ nhuộm-hoàn tất nói chung.
- Chương 2: Giới thiệu về công nghệ tiền xử lý, vai trò, đặc điểm, cách thực hiện và biện pháp áp dụng các công đoạn tiền xử lý.
- Chương 3: Giới thiệu về công nghiệp nhuộm – in hoa, nêu bản chất của thuốc nhuộm, phương pháp và cách tiến hành nhuộm, kiểm soát hiệu quả nhuộm trong công nghệ nhuộm và công nghệ in hoa.
- Chương 4: Giới thiệu về công nghệ hoàn tất vải, bao gồm hai công đoạn xử lý cơ học và công đoạn xử lý hóa học. Chương này đưa ra những khái niệm, nguyên tắc xử lý và phạm vi ứng dụng của mỗi xử lý.
- Chương 5: Trình bày một số ứng dụng cụ thể của công nghệ nhuộm và công nghệ hoàn tất trên từng loại vải thông thường.
- Chương 6: Trình bày tình hình ô nhiễm của ngành dệt, cách kiểm soát và giải quyết ô nhiễm.
Fabric for Fashion: The Complete Guide
Fabric for Fashion: The Complete Guide là cuốn sách dành riêng cho các nhà thiết kế thời trang giúp hiểu rõ về nguồn gốc và đặc tính của các loại vải khác nhau.
Một mẫu thiết kế thời trang có thành công hay không phần lớn được quyết định bởi chất liệu vải, độ linh hoạt, cảm nhận khi mặc và sau cùng mới là hình thức. Các nhà thiết kế thời trang thành công nhất là những người hiểu rõ về chất liệu vải, biết kết hợp kỹ năng thiết kế với kiến thức chuyên môn về may mặc.
Cùng danh mục: