Những cuốn sách hay về bệnh Parkinson giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này

Những cuốn sách hay về bệnh Parkinson giúp người đọc hiểu rõ về căn bệnh này, bao gồm tiền sử, nguyên nhân và triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

Tế Bào Gốc Trong Điều Trị Các Bệnh Thần Kinh: Parkinson Và Alzheimer

Tế Bào Gốc Trong Điều Trị Các Bệnh Thần Kinh: Parkinson Và Alzheimer

“Tế bào gốc trong điều trị bệnh: Parkinson”. Với nội dung gồm hai phần chính:

I. Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, cách phòng bệnh và điều trị theo hướng y học hiện đại và y học cổ truyền hiện nay.

II. Tế bào gốc trong điều trị bệnh Parkinson gồm: giải thưởng Nobel về tế bào gốc đa năng cảm ứng để tạo ra tế bào gốc thần kinh, thực nghiệm trên động vật và trên người bị bệnh Parkinson và triển vọng sử dụng phương pháp này trong điều trị Parkinson tương lai.

BỆNH ALZHEIMER với cuộc sống hiện đại với nền khoa học tiên tiến, đòi hỏi con người phải hoạt động trí óc cao hơn, căng thẳng hơn, hậu quả là tạo ra stress mới do cuộc sống con người có thể dẫn tới suy nhược, rối loạn thần kinh, hoặc tổn thất nhiều chức năng do não bộ, dần già dẫn tới suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng hiện nay là mối quan tâm của mỗi gia đình và xã hội trên toàn thế giới cũng như ở nước ta. Hiện nay có hàng triệu người trên thế giới bị bệnh Alzheimer, tuổi mắc bệnh thường từ 65 trở lên. Con số này dự đoán sẽ gấp nhiều lần trong vòng 20 năm tới, khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Bệnh Alzheimer như là bệnh mạn tính ở người già, năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới dự đoán tỉ lệ Alzheimer trên thế giới sẽ là 1/85 người vào năm 2050. Cựu Tổng thống Ronald Reagan thông báo rằng ông đã mắc bệnh Alzheimer vào ngày 5 tháng 11 năm 1994. Khi đó ông đã 83 tuổi. Dưới đây chúng ta nói về phòng và trị bệnh theo quan niệm tây y hiện nay.

Như vậy bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não không hồi phục, dần dần phá hủy trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và năng lực tư duy, cuối cùng, bệnh nhân không thể hoàn thành ngay cả những công việc nhỏ nhất. Bệnh thường tiến triển chậm, bắt đầu với biểu hiện đãng trí nhẹ thoáng qua. Khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị tổn thương não trầm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.

Trung bình người bệnh Alzheimer chỉ có thể sống được trong khoảng từ 8 – 10 năm kể từ thời điểm mắc bệnh.

Bệnh Alzheimer được đặt theo tên của Tiến sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906, bác sĩ Alzheimer nhận thấy những thay đổi bất thường trong mô não của một người phụ nữ đã tử vong vì một căn bệnh nào đó liên quan đến tâm thần. Những triệu chứng của bệnh nhân bao gồm mất trí nhớ, rối loạn khả năng ngôn ngữ và hành vi không thể đoán trước. Sau khi người phụ nữ qua đời, vị bác sĩ đã kiểm tra não của cô và tìm thấy nhiều khối bất thường (sau này được gọi là mảng amyloid) và các bó sợi rối (sau này được gọi là neurofibrillary, hoặc “đám rối”).

Sự hình thành của những mảng amyloid và đám rối trong não hiện nay vẫn được xem là một trong những đặc điểm chính và là nguồn gốc của bệnh Alzheimer.

Tổn thương ban đầu dường như chỉ diễn ra ở vùng hồi hải mã và vỏ não – hai bộ phận cần thiết trong việc lưu giữ ký ức. Khi nhiều tế bào thần kinh chết đi, phần còn lại của não cũng bị ảnh hưởng, chúng bắt đầu giảm hoạt động và co lại. Đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, tổn thương não đã lan đi rất rộng và toàn bộ mô não bị thu hẹp đáng kể.

Tiến sĩ Alois Alzheimer là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của một bệnh nhân được cho là mắc một dạng rối loạn trí não vào năm 1906. Bác sĩ tâm thần Emil Kraepelin, đồng nghiệp của Tiến sĩ Alzheimer, đã đặt cho căn bệnh này cái tên Alzheimer trong một cuốn sách y khoa năm 1910.

Dựa trên sự hiểu biết, chúng tôi sưu tầm và biên soạn phần “Tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer” với hai nội dung giống như bệnh Parkinson:

– Phần 1: Bệnh Alzheimer: nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, phòng và điều trị bệnh theo y học hiện đại và y học cổ truyền (trong đó có phần nghiên cứu của chúng tôi).

– Phần 2: Tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer.

Bệnh PARKINSON – Tủ Sách Y Học Thường Thức

Bệnh PARKINSON – Tủ Sách Y Học Thường Thức

Parkinson là căn bệnh thái hóa hệ thần kinh ngoại tháp, thường xảy ra ở nam giới ngoài 50 tuổi và biểu hiện bằng run khi nghỉ, rối loạn trương lực và mất vận động. Bệnh Parkinson liên quan đến thiếu hụt dopamin ở các nhân não xám hệ thống ngoại tháp.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và cách phòng trị bệnh Parkinson: đồng thời cung cấp cho bạn phương pháp chăm sóc bệnh nhân Parkinson.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 quyển sách hay về mẹ thú vị, tinh tế và đầy ý nghĩa 11 quyển sách hay về mẹ chứa đựng những câu chuyện thực tế, những bài học đi thẳng đến trái tim, làm bừng tỉnh tâm hồn và nhận thức…
15 cuốn sách hay về mưa, đọc trong ngày mưa Trời đang mưa ư? Pha một tách trà, ngồi cạnh cửa sổ và thưởng thức những quyển sách hay về mưa, nên đọc trong ngày mưa sau đây. Tiệm…
9 quyển sách hay về an ninh mạng cho bạn đọc cái nhìn chân thực nhất 9 quyển sách hay về an ninh mạng cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về không gian mạng bao gồm cả lợi ích và rủi do để…
Back to top button