Sách hay nhất của Vũ Trọng Phụng

Tác giả Vũ Trọng Phụng, cây bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Sách của Vũ Trọng Phụng rất hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội, phản ánh đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống người dân. Rất nhiều vấn đề được ông đề cập tới nay vẫn còn nguyên giá trị.

Sách hay nhất của Vũ Trọng Phụng

Làm Đĩ

Làm Đĩ

Làm Đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm.

Làm đĩ không tả lối sống của gái giang hồ mà chỉ vạch lại cái cảnh ngộ đã làm cho Huyền cô gái con nhà tử tế xinh đẹp, có học, thông minh phải sa chân, lỡ bước vào cuộc đời trụy lạc. Làm đĩ là tiểu thuyết hiện thực đã không ngần ngại đặt ra một vấn đề: Tại sao lại có người phải Làm đĩ, xã hội có nạn mại dâm?

Chính tác giả trong “Đoạn cuối” sách đã nói rõ ra với nhân vật chính của mình: “Đối với thiên hạ thì đời một người như em, đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai, chỉ có đoạn ấy là đáng nói thôi. Tại sao con nhà tử tế hẳn hoi, con nhà quý phái nữa, mà rồi đến nỗi…. trụy lạc, ấy người đời chỉ cần biết rõ những nguyên nhân ấy…”

Cạm Bẫy Người

Cạm Bẫy Người

Nhà văn VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939) đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người cũng là những phóng sự nổi tiếng của nhà văn. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Nếu phải giới thiệu thiên Cạm bẫy người về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự. Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời.

Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh động… Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.

Số Đỏ – Huy Hoàng Bookstore

Số Đỏ – Huy Hoàng Bookstore

Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thơi đang chạy theo lối sống “văn minh rởm’ hết sức lố lăng đồi bại.

Tác giả đã kích cay độc các phong trào ” Âu hóa”, “thể thao”, ” giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống.

Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, mỉa mai, chát. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng đến sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

Kỹ Nghệ Lấy Tây

Kỹ Nghệ Lấy Tây

Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn lớn của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước 1945, những tác phẩm Vũ Trọng Phụng thường khai thác đời sống thị thành. Ở đó, nhà văn đã chứng kiến một xã hội Việt Nam bị thay đổi, rúng động trong mọi mối quan hệ xã hội. Nho giáo phong kiến bị thất thế nhưng vẫn ngự trị ngấm ngầm, còn làn sóng văn minh phương Tây cưỡng ép đã tạo nên những sự thay đổi lố lăng, kệch cỡm với đủ trò giả trá, mị dân. Xóm Thị Cầu trong Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng là một nơi của sự biến đổi đầu đau đớn, chua chát đó.

Viết Kỹ nghệ lấy Tây, tác giả muốn cho mọi người thấy được hiện thực của xã hội nước ta những năm 1930 bi hài đều có. Nhưng họ có khác nhau gì đâu, tất cả đều là nạn nhân của sự phụ tình, của những lễ nghi Nho giáo phong kiến để rồi bước đường cùng phải dấn thân vào kiếp me Tây! Qua đó người viết muốn cho mọi người thấy được số phận của con người trước sự thay đổi của xã hội. Thiên phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của nhà văn – nhà báo Vũ Trọng Phụng xuất hiện lần đầu trên báo Nhật Tân năm 1934, và đến bây giờ người đọc nó vẫn còn những liên tưởng cụ thể trong đời sống thực tại.

Giông Tố

Giông Tố

Trong Giông tố, “vũ trụ đen tối” của lòng người dường như đặc quánh lại trên cái nền cảu xã hội thực dân phong kiến vô nhân tính đương thời. Đồng thời, trong giông tố, cũng lóe lên những tia chớp hi vọng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn: những thế lực hắc ám như Nghị Hách sẽ không còn tồn tại nữa.

Nhà phê bình Xuân Sa nhận xét: “Trong cái xã hội đài các phong lưu, ta chỉ thấy cái ích kỉ nhỏ nhen, cái bất lương tàn nhẫn, may thay lại có một người, một người muốn phá hoại cái xã hội điên đảo ấy để kiến thiết một xã hội khác hợp với nhân đạo…”

Lục Xì

Lục Xì

Vũ trọng Phụng từng nói rằng: “Viết thiên phóng sự Lục Xì tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai…”

Trước tiên là về thể loại của tác phẩm và chức năng của tác giả: Nạn mại dâm thì thời nào cũng là tệ nạn xã hội, nhà báo làm ngơ sao được trước những tệ nạn xã hội thời ấy không riêng gì Vũ Trọng Phụng viết phóng sự về nạn mại dâm mà có không ít người khác nữa nhưng đem so sánh với người đồng thời thì ai cũng phải ngạc nhiên về cách đặt vấn đề của Vũ Trọng Phụng, về phương pháp đi sâu vào nghiên cứu vấn đề, về các biện pháp giải quyết vấn đề, về các chính sách của chính quyền để ngăn ngừa tệ nạn, chữa chạy nạn nhân, về cách phân tích lợi hại của các biện pháp đã thực hành đã áp dụng…

Người viết phải quan tâm thật sâu sắc đến vấn đề xã hội mới đứng ra làm các việc như thế. Và nhất là phải có tinh thần khoa học cao, có phương pháp khoa học giỏi mới làm được việc có kết quả.

Và ngày nay trong xã hội ta nạn mại dâm đâu phải đã bị xóa bỏ, những biện pháp phòng ngừa, những phương pháp chữa trị vẫn còn là quan tâm lớn của Nhà nước và nhân dân, thì đọc lại, mà phải đọc Lục xì, ta vẫn còn thấy nhiều ý kiến bổ ích.

Cuốn phóng sự này nên đọc như một cuốn sách khoa học hơn là cuốn sách văn chương. Nói như thế không phải là gạt nó ra khỏi di sản văn học của dân tộc, mà để tự hào đúng mức là ta cũng có một tác phẩm thuộc về văn chương khoa học chứ không phải chỉ toàn là sách văn chương. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho ta một mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội và khoa học với cuốn Lục xì.

Vỡ Đê

Vỡ Đê

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa

Trong bộ ba tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, chất phóng sự được thể hiện khá rõ ở việc phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự của đời sống chính trị, xã hội đương thời vào tác phẩm. Bức tranh hiện thực trong ba tác phẩm nói trên rất rộng lớn, bao quát cả cái xã hội thuộc địa thối nát và có giá tri như những cuốn biên niên sử ghi lại những sự kiện, những vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ này.

Trúng Số Độc Đắc

Trúng Số Độc Đắc

Tiểu thuyết “Trúng số độc đắc” là tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với nghệ thuật trần thuật đặc sắc đầy khả năng biến hóa, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt nhân vật “đồ vật hóa”, nhân vật “kịch”, nhân vật trào phúng, chân dung biếm họa có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Vũ Trọng Phụng mượn nhân vật Phúc để kể về nhân tình thế thái, về thói đời, lòng người đổi trắng thay đen. Và cả chính Phúc, được dịp may đổi đời, rồi có cơ hội chứng kiến, hiểu và cười lòng người, cũng không tránh khỏi việc bản thân thay đổi theo hoàn cảnh, thời thế.

Lấy Nhau Vì Tình

Lấy Nhau Vì Tình

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, thanh niên nam nữ mới tiếp thu văn hóa phương Tây, muốn thoát ly khỏi gia đình phong kiến, chống lại quyền cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phần lớn cho rằng lấy nhau vì tình yêu mới là hợp lý, mới có hạnh phúc vợ chồng.

Không say sưa với không khí lãng mạn chủ nghĩa ấy, Vũ Trọng Phụng năm 1937, đã sáng suốt tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình? Ông đã trả lời câu hỏi ấy bằng cuốn tiểu thuyết Lấy nhau vì tình.

Lấy nhau vì tình là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, mà hiện thực xã hội thì vẽ ra thật trung thành và sinh động, mà tâm lý nhân vật thì phân tích tinh vi và sâu sắc.

Cơm Thầy Cơm Cô Và Cạm Bẫy Người

Cơm Thầy Cơm Cô Và Cạm Bẫy Người

Nhà văn VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939) đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người cũng là những phóng sự nổi tiếng của nhà văn. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Nếu phải giới thiệu thiên Cạm bẫy người về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự. Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời.

Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh động… Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.

Với thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô gồm mươi chương, đoạn trích chương ba và chương bốn là hai chương tiêu biểu của phóng sự nổi tiếng này. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ. Nhà văn trong vai nhân vật “tôi” đi xin việc, đã tái hiện lại một xã hội đầy bất công mà ông gọi là “chó đểu”.

Nhân vật “tôi” đóng vai người điều tra phỏng vấn đã được mắt thấy tai nghe ở cái “ngã tư đường”, nơi tụ họp của những người thất nghiệp, ở đó có sự bất công đến lạ lùng, mụ “đưa người” thì thừa cơ dùng những thủ đoạn, những món nghề ra mà tác oai trước mặt bao kẻ cùng quân, tội nghiệp. Hiện lên trước mặt chúng ta là đám người “ngồi dơ mặt cho ruồi bâu” và số phận của họ trên con đường kiếm kế sinh nhai. Phải cho rằng tình cảnh của những người lao động thất nghiệp ấy đã rơi vào tình thế bi đát nhất. Cứ xem cảnh sinh hoạt của họ, ta sẽ phải chua xót thay cho những thân phận cơ hàn ấy. Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, “vui vẻ bắt chấy cho nhau, cắn cho đỡ đói”. Quả là một bi kịch thảm khốc của người lao động thất nghiệp. Dường như ở họ, cái lối thoát chật chội chỉ còn biết dựa vào sự may rủi của cách xin việc khốn khó đó. Ấy thế mà giá cả thuê mướn lại còn bị kẻ môi giới ăn bớt, ăn xén. Những sự việc đó đều được nhân vật “tôi” chứng kiến qua quá trình điều tra phỏng vấn của mình.

Trong văn học nói chung và thể phóng sự nói riêng để tạo ra cho tác phẩm một sức sống lâu bền với thời gian, nhà văn không chỉ xây dựng cốt truyện với những chi tiết, tình huống truyện độc đáo giàu giá trị nội dung mà qua đó còn quan tâm đến tính nghệ thuật của tác phẩm. Thật vậy, trong hai phóng sự Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người, tác giả Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc thể hiện tài năng nghệ thuật của mình. Với lối văn sắc sảo, cay độc mang tính chất châm biếm, đoạn trích ở hai chương phóng sự này giàu tính giá trị nghệ thuật đặc sắc tạo cho người đọc cuốn vào những diễn biến của tác phẩm.

Thông tin tác giả Vũ Trọng Phụng

  • Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912
  • Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ
  • Truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường của Vũ Trọng Phụng đăng trên tờ Ngọ Báo
  • Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
  • Số Đỏ, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
  • Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình.
  • Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Erich Maria Remarque Tác giả Erich Maria Remarque, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Đức. Những cuốn sách của Erich Maria Remarque chứa đầy cuộc đấu tranh và hy vọng trong bối…
Sách hay nhất của Sidney Sheldon Tác giả Sidney Sheldon, một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà viết kịch bản chuyên nghiệp. Sách của Sidney Sheldon đa phần là trinh thám, hình sự, tình…
Sách hay nhất của Eran Katz Tác giả Eran Katz, một học giả nổi tiếng. Sách của Eran Katz khám phá hoạt động bên trong của tâm trí và những cách giúp con người ghi…
Back to top button