Sách hay nhất của Sigmund Freud

Sigmund Freud (1856-1939). Là người tiên phong trong nghiên cứu tâm lý học, tâm thần học và phân tâm học. Khám phá quan trọng nhất của ông là khám phá ra tâm trí vô thức. Ông cũng có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu về các giấc mơ, chứng cuồng loạn và điều trị tâm thần.

Sách của Sigmund Freud tập trung vào nghiên cứu hành vi con người, tâm trí vô thức và phân tâm học. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học.

Sách hay nhất của Sigmund Freud

Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn

Là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người.

Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều.

Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá nhân với tha nhân.

Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này..

Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

Cuốn sách này nhất định là đã mở rộng nhận thức của loài người về chính mình ở toàn bộ lãnh vực cái vô thức và mở ra một hoàng lộ để hiểu được sự chuyển đổi từ cái suy nghĩ vô thức về ý thức, hội nhập về sự hiểu biết và nắm bắt được tác động trị liệu của việc hội nhập này. Nó vĩ đại hơn một công trình mang tầm thế kỷ.

Cuốn Diễn giải Giấc mơ của Freud đã giải được bí mật của loài người là giấc mơ. Cuốn sách đó đã làm rung chuyển nền văn hóa của chúng ta và làm thay đổi bức tranh của chúng ta về con người.

Nếu đem so với phát minh mang tính cơ bản của Freud (theo đúng nghĩa của từ), thì những khảo cứu lâm sàng xây dựng nên từ đấy và những nội dung mới cho lý thuyết chủ yếu là sự gia công và xác nhận lại các nhận thức cơ bản của ông. Đấy là một kết quả đáng ngạc nhiên của một thế kỷ nghiên cứu mà nó nhấn mạnh thứ bậc đặc biệt của cuốn sách này.

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn.

Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học – môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt.

Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi

Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi

Cuốn sách Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi chứng minh rằng nếu như chúng ta đẩy đến cùng cái logic, nguyên tắc đầu tiên này dẫn chúng ta đến một cái “Sâu xa hơn” không thể bác bỏ: “xung năng chết”. Cái chết dường như không chỉ là kì hạn không thể khác của mọi sự sống, mà phiền toái hơn, còn là cái đích cuối cùng của sự sống. Đây chính là kết luận mà ông đạt tới ở những trang cuối trong chứng minh của mình: “Niềm tin mà chúng tôi đã có được, niềm tin rằng đời sống tâm trí, thậm chí có thể là đời sống thần kinh nói chung, bị thống trị bởi xu hướng hạ thấp, duy trì sự bất biến và gạt bỏ căng thẳng bên trong do các kích thích gây ra (bằng nguyên tắc Nirvana, nếu chúng ta sử dụng cách diễn tả của Barbara Low), niềm tin ấy theo chúng tôi là một trong những lí do mạnh mẽ nhất làm cho chúng tôi tin vào sự tồn tại của xung năng chết”.

Chính sự thật này là điều mà Freud mời chúng ta khám phá từng bước trong suốt phần lớn nội dung tiểu luận. Nhưng sự thật này lại che giấu/che phủ một sự thật khác, cũng quan trọng như vậy, và sự thật ấy sẽ là nội dung của phần cuối cuốn sách: nếu như sự sống vẫn tiếp nối, bất chấp xung năng chết, là bởi vì có những sức mạnh khác kháng cự xung năng này, đó là “xung năng sống” hay “xung năng sinh tồn”.

Thông tin tác giả Sigmund Freud

  • Sigmund Freud sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856, là một nhà thần kinh học và tâm thần học người Áo.
  • Đóng góp chính của ông cho phân tâm học là việc khám phá ra tâm trí vô thức
  • Lý thuyết phân tâm học về tâm trí vô thức, dựa trên công trình của Sigmund Freud, đã trở nên được chấp nhận rộng rãi.
  • Các lý thuyết của ông thường bị chỉ trích là phi khoa học, nhưng ý tưởng của ông sau đó đã được các nhà tâm thần học và nhà tâm lý học khác tiếp thu.
  • Sigmund Freud mất tại Luân Đôn vào ngày 23 tháng 9 năm 1939, ở tuổi 83.
  • Ông được coi là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử tâm lý học.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Yu Dan Yu Dan là người gốc Bắc Kinh, là một bậc thầy của văn học cổ điển Trung Quốc, một tiến sĩ về chủ đề phim và truyền hình, có…
Sách hay nhất của Mario Puzo Tác giả Mario Puzo, nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Sách của Mario Puzo viết về Mafia, một thế giới đầy quyền lực và âm mưu hấp dẫn. Sách…
Sách hay nhất của Jean Paul Sartre Tác giả Jean Paul Sartre, nhà văn Pháp nổi tiếng. Sách của Jean Paul Sartre là một ví dụ tuyệt vời của chủ nghĩa hiện sinh, một triết lý…
Back to top button