Friedrich Nietzsche là một triết gia Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp như một nhà ngữ văn học và viết về các vấn đề tôn giáo, đạo đức đương đại, các vấn đề văn hóa và triết học. Những tác phẩm của ông trở nên nổi bật với phong cách viết mà ông đã sử dụng, thường mang tính ẩn dụ (aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học.
Nửa sau của thế kỉ 20 Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp (thông qua Martin Heidegger), Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết hiện sinh (existentialism), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), phân tâm học (psychoanalysis) và nhiều tư tưởng theo sau đó.
Trong quá khứ, triết học được viết trong một giọng nói khô khan. Nhưng Nietzsche đã tạo ra một phong cách ngôn ngữ mới để thể hiện triết lý của mình. Ông đã sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, và truyền đạt ý tưởng của mình một cách cá nhân, trực tiếp. Những trang viết của ông giống như âm nhạc.
Tác giả Friedrich Nietzsche có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Sách của Friedrich Nietzsche thường mang đậm tính ẩn dụ và nhiều nghịch lý, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và truyền đạt thông điệp của ông theo cách cá nhân, trực tiếp.
Sách hay nhất của Friedrich Nietzsche
Zarathustra Đã Nói Như Thế
Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói như thế Nietzsche đã tuyên bố và ca tụng Siêu nhân.
Bên Kia Thiện Ác
Bên Kia Thiện Ác là một quyển sách của triết gia Đức Friedrich Nietzsche, được xuất bản lần đầu vào năm 1886.
Nó tiếp tục và mở rộng các khái niệm trong tác phẩm trước đó của ông là Zarathustra đã nói như thế, nhưng được tiếp cận từ một hướng mang tính phê bình và phản biện hơn.
Trong Bên Kia Thiện Ác, Nietzsche tấn công các triết gia cũ vì ông cho là họ thiếu khả năng phê bình nhận định và đã chấp nhận những tiền đề Thiên chúa giáo một cách mù quáng trong việc xem xét vấn đề đạo đức. Tác phẩm tiến đến nơi ‘bên kia của thiện ác’ khi nó bỏ lại phía sau những nền tảng đạo đức truyền thống mà Nietzsche bác bỏ để nhằm đề cao một hướng tiếp cận mang tính khẳng định, dám đối đầu với bản chất tương đối tính của kiến thức và điều kiện đầy hiểm tượng của con người hiện đại.
Cuốn sách này giới thiệu 9 chương sau:
- Chương 1: Về các thành kiến của triết gia
- Chương 2: Tinh thần tự do
- Chương 3: Tinh thể tôn giáo
- Chương 4: Cách ngôn và sáp khúc
- Chương 5: Lịch sử tự nhiên của luân lý
- Chương 6: Chúng ta làm học giả
- Chương 7: Đức hạnh của chúng ta
- Chương 8: Dân tộc và quốc gia
- Chương 9: Điều chi cao quý?
Dư hứng ca “Từ chóp đỉnh nguy nga”
Thông tin tác giả Friedrich Nietzsche
- Friedrich Nietzsche Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844
- Cho đến cuối cuộc đời ông vẫn là một người chính thức là vô quốc tịch
- Được xem là triết gia mở đường cho triết học hiện đại và hậu hiện đại.
- Là một trong những nhà triết học độc đáo và bí ẩn nhất trong lịch sử
Cùng danh mục: