Những quyển sách có bìa đẹp, phản ánh đúng nội dung và giá trị truyền tải đến bạn đọc.

Một quyển sách được xem là có bìa đẹp phải có sự sáng tạo trong thiết kế đồng thời phản ánh đúng nội dung và giá trị truyền tải đến bạn đọc.

Ông Già Và Biển Cả

Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.

Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.

Hai Vạn Dặm Dưới Biển

Giáo sư Aronnax cùng anh bạn giúp việc vui tính Conseil là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Ned Land, họ đã sẵn sàng một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Bất ngờ đến với họ khi phát hiện ra con cá voi khổng lồ làm bằng sắt, nhưng tất cả đều không kịp, họ bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nemo. Và bất đắc dĩ, họ phải tham ra chuyến hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kỳ thú của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nemo: Tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực…

Câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn ngay từ lúc bắt đầu đến khi ta gấp sách lại sẽ khiến độc giả nhỏ tuổi thích thú, say mê. Nó xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường cho những ai say mê khám phá.

Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất

Vào ngày sinh nhật lần thứ 100 của mình, cụ ông Allan Karlsson đột nhiên trèo qua của sổ ngôi nhà dưỡng lão – Nhà Già – và biến mất. Ở cái tuổi 100 hiếm ai đạt tới thì cụ có thể đi đâu được? Một cuộc truy tìm trên khắp nước Thụy Điển diễn ra từ phía những người có trách nhiệm chăm nom cụ cũng như chính quyền sở tại. Song song với cuộc truy tìm nhân đạo ấy, một cuộc truy tìm đuổi bắt khác gay cấn hơn, xảy đến từ một tên tội phạm, kẻ đã ngớ ngẩn hoặc đúng hơn, bất cẩn trao vali 50 triệu crown vào tay cụ già này.

Nhưng một người đã sống qua một thế kỷ thì không dễ gì tóm cụ ta được. Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng Allan qua những tình huống giả tưởng làm bật lên cái nhìn tưng tửng về thế giới này. Những xung đột văn hóa, ý thức hệ và những nét khác thường của các vùng đất xa xôi, càng chứng tỏ sự đa dạng của nhân loại trong thế giới có vẻ phẳng này.

Được Học – Educated

Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài bác trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào “phản tự nhiên”, phản lại ý Chúa – muốn như thế. Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo “luật” của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa.

Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một “thành trì” kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái. Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này là có thật?

Cô Gái Mù Chữ Phá Bom Nguyên Tử

Nombeko được sinh ra trong một căn lều bé tí tẹo ở Johannesburg, thành phố lớn nhất Nam Phi. Ngay từ lúc nhỏ xíu, cô đã mau chóng hiểu rằng thế gian này chẳng hứa hẹn gì với cô ngoài việc cô hoặc chết sớm, vì ma túy, vì rượu hay chỉ vì đơn giản là tuyệt vọng vì màu da châu Phi. Thay vì thế, Nombeko có những kế hoạch vĩ đại hơn nhiều. Cô tự học đọc học viết, bằng mưu mẹo và sự liều lĩnh đáng kinh ngạc, cô thoát khỏi khu ổ chuột với những viên kim cương lậu bạc triệu.

Đời cô là chuỗi sự cố điên khùng nối tiếp điên khùng. Cô chẳng hề muốn sống đời nô lệ ở đất nước phân biệt chủng tộc nhưng cũng chẳng mong mình trở thành cố vấn bất đắc dĩ cho dự án bom nguyên tử. Vậy mà cô phải làm cả hai với trí tuệ siêu việt về tính toán. Nhưng không gì có thể ngăn cản cô lập kế hoạch trốn thoát tới Thụy Điển, nơi cô gặp cặp sinh đôi Holger, mà một trong số đó nuôi âm mưu làm cách mạng lật đổ vương triều.

Cuộc đời Nombeko đan cài đầy tréo ngoe vào cuộc đời của cặp sinh đôi, và khi cặp đôi dàn xếp vụ bắt cóc vua và thủ tướng Thụy Điển thì điệp vụ giải cứu đã sẵn đợi nữ người hùng ra tay – để cứu cả thế giới khỏi thảm họa. Quả bom nguyên tử sẽ hoàn tất sứ mệnh của nó ở đâu, hay là trong tay một siêu cường có nhu cầu?

Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép Đã Tôi Thế Đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể.

Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quí phẩm chất của con người cách mạng.

Cánh Buồm Đỏ Thắm

Một hôm, ông già Ê-giơn đã kể cho cô bé A-xôn câu chuyện về chàng hoàng tử lái con tàu có cánh buồm đỏ thắm đến đón ý trung nhân. A- xôn đã sống qua tuổi thơ với khát vọng chờ mong cánh buồm đỏ thắm. Rồi một ngày, con tàu mang cánh buồm rực rỡ ấy đã ghé vào làng Ca-péc-na để đón A-xôn.

Thiên truyện tuyệt vời Cánh buồm đỏ thắm chan hòa ánh sáng mặt trời và thắm đượm tình người được viết cách đây gần một thế kỉ, cho đến nay vẫn đủ sức làm xao xuyến hàng triệu con tim…

Lolita

Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mĩ. Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ.

Giờ đây khi thực sự được đọc Lolita, ta hiểu tại sao Vladimir Nabokov nâng niu nó đến vậy. Thoạt tiên bị nhìn nhận một cách giản đơn quá mức, Lolita dần thoát khỏi cái định kiến coi nó là tác phẩm thuần túy trần trụi, bởi Lolita chứa đựng nhiều, rất nhiều hơn thế: nó tinh vi dò xét tâm lý con người (dù không cần viện tới tâm phân học, mà thậm chí Nabokov còn luôn luôn tìm cách bài xích Sigmund Freud), và nó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.

Gợi ý

Chuyện Người Tuỳ Nữ

Giữa Nước Cộng hòa Gilead – nhà nước thần quyền cực đoan dựng lên trên nền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xưa, nơi các Martha cặm cụi việc nhà, các Dì rao giảng đạo đức chính thống, các Phu nhân khóc ròng mỗi đêm Lễ tháng, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để khỏi phải ra quét chất thải phóng xạ trên đảo hoang, và không ai biết lúc nào tới lượt mình được “cứu chuộc” trên dây treo cổ – có một người đàn bà vừa tìm cách bám lấy sự sống nhờ mưu mẹo sắc bén và những hồi ức vỗ về từ “thời trước”, vừa cố gắng khám phá để kể lại chuyện mình cho các thế hệ về sau.

Cuốn tiểu thuyết phản-địa đàng (dystopia) này là một câu chuyện cảnh tỉnh để trả lời làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980, nhưng trên hết là một cuốn sách viết sắc sảo và lôi cuốn đã được ấn hành ở gần 30 quốc gia. Đây là một trong năm tiểu thuyết đề cử Booker của nữ tiểu thuyết gia Canada danh tiếng Margaret Atwood và là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu ở Việt Nam.

Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay

Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương. Với nỗ lực đầy tuyệt vọng, cô bay vào bến cảng Hamburg và rơi xuống ban công của con mèo mun, to đùng, mập ú Zorba. Trong phút cuối cuộc đời, cô sinh ra một quả trứng và con mèo mun hứa với cô sẽ thực hiện ba lời hứa chừng như không tưởng với loài mèo:

  • Không ăn quả trứng.
  • Chăm sóc cho tới khi nó nở.
  • Dạy cho con hải âu bay.

Lời hứa của một con mèo cũng là trách nhiệm của toàn bộ mèo trên bến cảng, bởi vậy bè bạn của Zorba bao gồm ngài mèo Đại Tá đầy uy tín, mèo Secretario nhanh nhảu, mèo Einstein uyên bác, mèo Bốn Biển đầy kinh nghiệm đã chung sức giúp nó hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chăm sóc, dạy dỗ một con hải âu đâu phải chuyện đùa, sẽ có hàng trăm rắc rối nảy sinh và cần có những kế hoạch đầy linh hoạt được bàn bạc kỹ càng…

Trăm Năm Cô Đơn

Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.

Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.

Con Sẻ Vàng

Qua ngòi bút bậc thầy, Con sẻ vàng trở thành một sử thi hiện đại đầy ám ảnh trong bối cảnh nước Mỹ của hiện tại, một vở kịch sắc sảo, đầy sức lôi cuốn.

Câu chuyện mở màn với một cậu bé. Theo Decker, công dân mười ba tuổi thành phố NY, sống sót một cách kỳ tài qua một tai nạn đã cướp đi mạng sống của mẹ em. Bị cha đẻ khước từ, Theo dung thân cùng với gia đình cậu bạn nhà giàu. Lạ lẫm với mái ấm mới trên Đại lộ Park, muộn phiền khi không cùng tiếng nói với đám bạn bè cùng trường, và nhất là đau khổ nhất, day dứt nhất với niềm thương nhớ mẹ không nguôi, cậu bé bám dính lấy một thứ, nó nhắc nhớ về mẹ: bức họa có sức lôi cuốn kỳ bí, để dần dà kéo Theo rơi vào thế giới nghệ thuật tội ác từ lúc nào.

Trong quãng đời trưởng thành, Theo ra vào thế giới phòng khách của nhà giàu và mê cung bụi bặm của một cửa hàng đồ cổ là nơi anh làm việc. Anh đơn côi trong thế giới riêng, anh yêu một người, và là trung tâm của một cái vòng xoáy ngày càng thít lại, ngày càng hiểm nguy hơn bao giờ hết.

Những Thuyền Trưởng Can Đảm

Mặt biển không ngừng cuộn sóng, những con sóng dữ tợn nối tiếp nhau, xô quật vào mạn thuyền, con thuyền Có chúng tôi đây! chao đảo như thể có một bàn tay khổng lồ vô hình nào đó trồi lên giữa biển khơi, đang hào hứng rung lắc thật mạnh cột buồm chính. Nếu giờ này Harvey vẫn còn đang ở trên chiếc du thuyền sang trọng kia, hẳn cậu sẽ không bao giờ được trực tiếp cảm nhận sự hùng vĩ của đại dương cũng như sự can trường của những người đánh cá vẫn ngày ngày đối mặt với những hiểm nguy nơi biển cả, thậm chí không quản cái chết cận kề.

Sau khi ngã xuống biển vì say sóng rồi được thuyền đánh cá Có chúng tôi đây! cứu sống và cưu mang, nhận được bài học nhớ đời từ thuyền trưởng Troop, từ một cậu ấm đích thực, Harvey phút chốc trở thành một thiếu niên trưởng thành và gan dạ. Chỉ sau vài tuần, cậu thành thạo như thể từ lâu cậu đã là một phần của con thuyền này vậy. Harvey rất lấy làm tự hào về điều này và nhận định con thuyền Có chúng tôi đây! không chỉ cứu sống một mạng người, mà còn cứu rỗi cả một tâm hồn đang trực chờ đứng trước bờ vực thẳm!

Rudyard Kipling (1865 – 1936) là nhà văn và nhà thơ nổi tiếng người Anh, sinh ra ở Ấn Độ. Ông được xem là “Nhà cách tân lớn cho nghệ thuật truyện ngắn” và là tác giả của những tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi. Vào năm 1907, ông nhận giải Nobel Văn học, cho đến nay ông vẫn là người trẻ tuổi nhất đạt được giải thưởng này.

Lâu Đài Trên Mây

Tại thành Zanzib ở vương quốc Rashpuht, phía Nam của Ingary, có một người buôn thảm trẻ tuổi tên Abdullah ngày ngày đắm chìm trong những mộng tưởng hoang đường. Tuy chẳng giàu có nhưng anh rất bằng lòng với cuộc sống của mình, cho tới ngày anh được một lữ khách phương xa bán cho một tấm thảm mầu nhiệm.

Hằng đêm, tấm thảm đưa anh tới một khu vườn đẹp mê hoặc, nơi anh gặp gỡ và đem lòng yêu nàng công chúa Hoa Đêm khả á. Một đêm nọ, nàng lại bị ma thần cướp đi ngay trước mắt anh. Với tấm thảm thần giúp sức và sự lanh trí của bản thân, Abdullah khăn gói lên đường đi giải cứu cô gái của lòng mình…

Chuông Nguyện Hồn Ai

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ – 1937. Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc.Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

Bạch Dạ Hành

Kosuke, chủ một tiệm cầm đồ bị sát hại tại một ngôi nhà chưa hoàn công, một triệu yên mang theo người cũng bị cướp mất.

Sau đó một tháng, nghi can Fumiyo được cho rằng có quan hệ tình ái với nạn nhân và đã sát hại ông để cướp một triệu yên, cũng chết tại nhà riêng vì ngộ độc khí ga. Vụ án mạng ông chủ tiệm cầm đồ rơi vào bế tắc và bị bỏ xó.

Nhưng với hai đứa trẻ mười một tuổi, con trai nạn nhân và con gái nghi can, vụ án mạng năm ấy chưa bao giờ kết thúc. Sinh tồn và trưởng thành dưới bóng đen cái chết của bố mẹ, cho đến cuối đời, Ryoji vẫn luôn khao khát được một lần đi dưới ánh mặt trời, còn Yukiho cứ ra sức vẫy vùng rồi mãi mãi chìm vào đêm trắng.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 quyển sách quản trị tài chính dành cho mọi độc giả 11 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính, từ đó ra…
7 quyển sách hay về thuốc nam có giá trị cao trong học tập, nghiên cứu và điều trị 7 quyển sách hay về thuốc nam dành cho những ai quan tâm đến cây thuốc và vị thuốc Nam, là tài liệu tham khảo quý giá cho các…
5 quyển sách hay về phục hồi chức năng đáng tham khảo 5 quyển sách hay về phục hồi chức năng trang bị những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành phục hồi chức năng cho bạn đọc. Phục…
Back to top button